Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Mặt tôi trông như một đống phân

Người đang trông tôi như một đống phân, phải không?




Một hôm Tô Đông Pha tham thiền cùng tổ Phật Ấn, sau khi xả thiền cùng ngồi đàm đạo với nhau. Tô Đông Pha hỏi :

- Bạch Đại sư! Ngài nhìn thấy tôi ngồi thiền giống cái gì?

Thiền sư Phật Ấn trả lời một cách trang nghiêm và trân trọng :

- Xem ra giống một vị Phật!

Trong tâm của Tô Đông Pha nghe vậy hớn hở vui mừng, Thiền sư Phật Ấn mới hỏi lại Tô Đông Pha :

- Ông thấy ta ra sao? Bấy giờ Tô Đông Pha nhìn thấy Thiền sư Phật Ấn mập tròn bèn đáp :

- Nhưng mà tôi nhìn Ngài giống một đống phân

Thiền sư Phật Ấn mới bảo rằng:

Ủa vậy à!!! 


Tô Đông Pha sung sướng tươi cười cứ nghĩ là mình đã chiến thắng, trong lòng rất sung sướng bèn đem câu chuyện kể cho tiểu muội nghe. Tiểu muội của Tô Đông Pha nghe xong liền nói :

- Đúng rồi! Trong tâm của Tổ có Phật nên nhìn cái gì, nhìn ai cũng thấy là Phật, còn trong tâm huynh thì có một đống phân nên nhìn cái gì, nhìn ai cũng thấy là đống phân...


- Oh, Gosh!!!





Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

Tuyển chồng, uhm...


Đăng quảng cáo TUYỂN CHỒNG vậy mà hổng có anh nào/chú nào/ông cụ nào apply!
Phen này tui phải quảng cáo nữa coi sao: “Tuyển chồng, không cần điều kiện gì cả, tuy nhiên nếu người đó trái ngược tui càng nhiều càng tốt”



Love you - my most loyal followers

Please tell me why you love me
And being my most loyal followers
I'd like to hug and kiss all my devotee
'Cause the world would be a better place if we really loved each other...





Có ai dạy bạn cách thiền chưa?






Tôi đùa với bạn cho vui…chứ sự thật “thiền” chẳng giúp được gì cho bạn (hoặc cho tôi)!
Tất cả chỉ là sự bịp bợm và bỡn cợt không cố ý!
Yeah, that's so true 

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

Vô tự thị chân kinh

Quý vị không biết đọc chân kinh vô tự, thì trước hãy đọc kinh có chữ, rồi sau đó mới có thể hiểu rõ được kinh không chữ.







Hồi 100: Thỉnh kinh về Đông Độ

...Khi ấy Tam Tạng xuống ngựa, đi với các đệ tử vào đền. 

Tam Tạng đứng trước sân chầu với các đệ tử.

Vua Thái Tôn truyền chỉ, đòi Đường ngự đệ lên dựa ngai vàng; mời ngồi ghế tú đôn.

Tam Tạng tạ ơn rồi ngồi xuống, bảo đệ tử khiêng kinh lên.

Tôn Hành Giả lấy mấy gói kinh, đưa chuyển cho quan nội thị, quan nội thị dâng lên.

Vua Đường Thái Tôn phán hỏi rằng:

- Ngự đệ làm sao mà thỉnh kinh đặng? Số kinh ấy bao nhiêu?

Tam Tạng tâu rằng:

- Tôi Nam mô Từ lực vương phật.

- Quảng Trang Nghiêm Phật

- Tài Quang Minh Phật

- Thế Tịnh Quang Phật

- Nhựt Nguyệt Châu Quang Phật

- Diệu Âm Thinh Phật

- Quan Thế Đăng Phật

- Tu Di Quang Phật

- Kim Hải Quang Phật

- Tài Quang Phật

- Đấu Chiến Thắng Phật

- Đại Thế Chí Bồ Tát

- Phổ Hiền Bồ Tát

- Tịnh Đàng Sứ Giả Bồ Tát

- Bát Bửu Kim Thân La Hán Bồ Tát

- Bát Bộ Thiên Long Quảng Lực Bồ Tát

Các vị ấy niệm Phật rồi lui ra ngoài.

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

"Đứa bé" trình bày bởi 200 nghệ sỹ

What if we really loved all humanity



Đứa Bé

Tác giả: Minh Khang

Trong đêm một bàn chân bước 
Bé xíu lang thang trên đường
Ánh mắt buồn, mệt nhoài của em
Em rất buồn vì em không biết đi, đi về đâu...

Cuộc sống mưu sinh chỉ làm em qua cơn đói từng ngày
Vì em không cha, vì em đã mất mẹ
Thương đau vẫn là đau thương...

Em mơ một vì sao sáng
Dẫn lối em trên đường đời
Dẫu biết rằng chỉ là giấc mơ
Đã lâu rồi em đã không, không có tình thương...

Nhìn thấy ai ai cũng đều vui bên mẹ cha
Giọt lệ em tuôn rơi, hòa tan với nỗi buồn
Bước đi trong chiều mưa...

Hãy lau khô cuộc đời em
Bằng tình thương, lòng nhân ái của con người !
Và hãy lau khô giọt nước mắt trong lòng em
Bằng tất cả trái tim con người Việt Nam !





Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Stories of the Eighteen Arhats


Arhat n : a Buddhist who has attained nirvana [syn: Arhant, lohan]

Etymology

From etyl sa sc=Deva.

Pronunciation

/ˈɑːhæt/

Noun

  1. In Buddhism, one who has attained enlightenment; a Buddhist saint.
    • 1954: Over and against the arhat, retreating from appearances into an entirely transcendental Nirvana, stands the Bodhisattva, for whom Suchness and the world of contingencies are one — Aldous Huxley, The Doors of Perception (Chatto & Windus 1954, p. 32)

Translations

Derived terms

Extensive Definition

In the sramanic traditions of ancientIndia (most notably those of Mahavira andGautama Buddha) arhat (Sanskrit) or arahant (Pali) signified a spiritual practitioner who had—to use an expression common in the tipitaka—"laid down the burden"—and realised the goal of nirvana, the culmination of the spiritual life (brahmacarya). Such a person, having removed all causes for future becoming, is not reborn after biological death into any samsaric realm.

Origin

The word "arahan" literally means "worthy one" (an alternative folk etymology is "foe-destroyer") and constitutes the highest grade of noble person—ariya-puggala—described by the Buddha as recorded in the Pali canon. The word was used (as it is today in the liturgy of Theravada Buddhism) as an epithet of the Buddha himself as well as of his enlightened disciples. The most widely recited liturgical reference is perhaps the homage: Namo Tassa Bhagavato, Arahato, Samma-sammbuddhassa.—Homage to him, the Blessed One, the Worthy One, the perfectly enlightened Buddha.

Variations

  • Hindi: अर्हन्त (arhant)
  • Japanese: 阿羅漢 羅漢 (arakan, rakan)
  • Korean: 나한 (nahan), 아라한(arahan)
  • Tibetan: dgra bcom pa
  • Thai: อรหันต์ (arahant)
  • Vietnamese: La Hán
  • Mongolian: найдан
  • Chinese: 阿羅漢/羅漢 (āluóhàn, luóhàn); rarer terms: 應供 (yinggong), 應真(yingzhen), 真人 (zhenren). "真人" normally refers to a respected Taoist, and the term comes from the book Huangdi Neijing.

Theravada Buddhism

In TheravadaBuddhism the Buddha himself is first named as an arahant, as were his enlightened followers, since he is free from all defilements, without greed, hatred, and delusion, rid of ignoranceand craving, having no "assets" that will lead to a future birth, knowing and seeing the real here and now. This virtue shows stainless purity, true worth, and the accomplishment of the end, nibbana.
In the Pali canon, Ven. Ānanda states that he has known monasticsto achieve nibbana in one of four ways:
  • one develops insight preceded by serenity(Pali: );
  • one develops serenity preceded by insight ();
  • one develops serenity and insight in a stepwise fashion ();
  • one's mind becomes seized by excitation about the dhamma and, as a consequence, develops serenity and abandons the fetters ().
In Theravada, although the Arahants has achieved the same goals which is identical to Buddha, there are some differences among Arahant due to the way of their practice.

Mahayana Buddhism

Mahayana Buddhists see the Buddha himself as the ideal towards which one should aim in one's spiritual aspirations. Hence the arhat as enlightened disciple of the Buddha is not regarded as the goal as much as is the bodhisattva. Bodhisattva carries a different meaning in Mahayana Buddhism compared to Theravada Buddhism. In the Pali scriptures the Tathagata when relating his own experiences of self-development uses a stock phrase "when I was an unenlightened bodhisattva". Bodhisattva thus connotes here the absence of enlightenment (Bodhi) of a person working towards that goal. In Mahayana Buddhism, on the other hand a bodhisattva is someone who seeks to put the welfare of others before their own, forfeiting their own enlightenment until all beings are saved. Such a person is said to have achieved a proto-enlightenment called bodhicitta.

Jainism

In Jainism, the term "arhat" or "arihant" is a synonym for jina and is a siddha who has not yet died and thereby lost all aghatiya karma. It is not a synonym of Tirthankar, which refers specifically to certain arhats who have certain karmas that enable them to become teachers of Jainism. The Jain Navakar Mantra starts with "Namo Arhantanam".

Notes

References

  • Bodhi, Bhikkhu (ed.) (2005). In the Buddha's Words: An Anthology of Discourses from the Pāli Canon.Boston: Wisdom Pubs. ISBN 0-86171-491-1.
Arhat in Czech: Arahant
Arhat in German: Arhat
Arhat in Estonian: Arhat
Arhat in Spanish: Arhat
Arhat in Indonesian: Arhat
Arhat in Italian: Arhat
Arhat in Dutch: Arahant
Arhat in Japanese: 阿羅漢
Arhat in Norwegian: Arhat
Arhat in Polish: Arahant
Arhat in Portuguese: Arhat
Arhat in Russian: Архат
Arhat in Slovak: Arhat
Arhat in Serbian: Архат
Arhat in Swedish: Arahant
Arhat in Thai: พระอรหันต์
Arhat in Vietnamese: A-la-hán
Arhat in Ukrainian: Архат
Arhat in Chinese: 阿罗汉


Mười tám pho tượng Tổ chùa Tây Phương được coi là một bộ tượng hoàn thiện nhất của điêu khắc gỗ Việt Nam trong thế kỉ 18, được trưng bày ở chùa Tây Phương, thuộc huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây cũ, thành phố Hà Nội nay. Các pho tượng đã thoát ra ngoài các khuôn mẫu chuẩn mực của các tượng Phật, Bồ tát, để mang lên mình nó những sáng tạo, cảm hứng sống động.


Nếu như các tượng Phật thường ở trong trạng thái Tĩnh: ngồi vững chãi trên tòa sen, mắt nhắm hờ, bất động chìm trong cõi bất khả tư nghị, các nếp áo đều phủ xuống lặng lẽ; thì các tượng Tổ chùa Tây Phương ở trong trạng thái Động: đứng, ngồi, nói, thuyết, quạt... rất sinh động phong phú, các tà áo bay tung, bước chân vững chãi... Các nghệ nhân dân gian vô danh đã thổi hồn cuộc sống vào các tượng Tổ này, hơn bất cứ pho tượng nào trong chùa.

Chúng ta hãy cùng nhau chiêm ngưỡng tôn tượng 18 vị A La Hán

1. Ma Ha Ca Diếp (Mahakasyapa). Ngài là một trong 10 đại đệ tử của Phật, tu hạnh đầu đà (khổ hạnh), là người được Đức Phật trao tâm ấn, trở thành vị tổ Thiền tông đầu tiên của Ấn Độ. Một hôm, tại hội Linh Sơn, Phật cầm bông hoa bát-la sắc vàng nhìn đại chúng. Lúc ấy, mọi người đều lặng yên, duy một mình Ma Ha Ca Diếp thì nét mặt rạng lên mỉm cười. Phật bảo: "Ta có Chánh Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, thực tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, chẳng lập văn tự, đặc biệt truyền ngoài giáo lý, giao phó cho Ma Ha Ca Diếp." Phật còn đưa áo Tăng-già-lê vàng cho Tôn giả mà dặn rằng: "Hãy chuyển lại cho đức Phật Từ Thị." Tôn giả đáp lễ nói: "Xin vâng lời Phật dạy." Về sau, Tôn giả truyền pháp cho A Nan rồi mang tấm áo Tăng-già-lê đi vào núi Kê Túc nhập định, chờ ngày đức Phật Từ Thị hạ sanh.











2. A Nan Đà (Ananda). A Nan Đà cũng là một trong 10 Đại đệ tử của Phật. Ngài có trí nhớ tuyệt vời nên được Đức Phật cho làm thị giả. Ngoài trí nhớ tốt, Ngài lại có ngoại hình khôi ngô tuấn tú, khiến nhiều cô gái mê mẫn. Trong số đó phải kể đến cô Bát Cát Đế, con gái của ma nữ Ma Đăng Già. Lợi dụng lúc Tôn giả A nan Đà đi khất thực, Bát Cát Đế đã đọc chú Ca Tỳ Ta La Phạm Thiên để mê hoặc A Nan. A Nan như kẻ dại khờ mất trí bước theo sau Bát Cát Đế vào phòng, thầm nghĩ rằng. May sao Đức Phật biết chuyện nên phóng ra muôn nghìn đạo hào quang. Trong mỗi đạo hào quang lại có muôn ngàn Đức Phật ngồi trên hoa sen ngàn cánh. Trong mỗi Đức Phật lại phóng ra muôn ngàn đạo hào quang đủ muôn màu sắc. Đức Phật cùng với muôn ngàn đức hóa Phật ẩn ẩn hiện hiện trong muôn ngàn đạo hào quang cùng nói thần chú Thủ Lăng Nghiêm, đồng thời bảo ngài Văn Thù Bồ Tát cấp tốc đem thần chú này đến nhà cô Ma Đăng để giải thoát cứu A Nan đang mắc nạn. Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi vâng lời Phật, liền vận dụng thần thông bay đến nhà cô Ma Đăng định thần lực đọc chú Thủ Lăng Nghiêm. Ngay khi đó chú Ca Tỳ Ta La Phạm Thiên của ngoại đạo mê hoặc A Nan liền bị tiêu tan.

3. Thương Na Hòa Tu (Sanakavasa). Ngài là vị tổ Thiền tông thứ ba của Ấn Độ. Ngài dòng Tỳ-Xá-Đa nước Ma-Đột-La, cha tên Lâm-Thắng, mẹ là Kiều-Xa-Da. Lúc đầu, Ngài xuất gia làm đồ đệ vị tiên ở núi Tuyết. Chính Ngài tu theo pháp tiên đã được thần thông, sau gặp Tổ A-Nan, Ngài hồi đầu trở về chánh pháp. Tổ A-Nan, thấy Ngài đã thâm ngộ diệu tâm nên truyền pháp kệ rằng :

Xưa nay truyền có pháp
Truyền rồi nói không pháp.
Mỗi mỗi cần tự ngộ
Ngộ rồi không không pháp.

Tổ lại dặn:

─ Xưa Đức Như-Lai đem đại pháp nhãn nầy trao cho Ngài Ca-Diếp, Ngài Ca-Diếp trao lại cho ta, nay ta sắp vào Niết-bàn đem trao lại cho ngươi, Ngươi phải khéo gìn giữ truyền trao không để dứt mất.

Sau khi đắc pháp nơi Tổ A-Nan, Ngài đi đến khu rừng Ưu-Lưu-Trà cất tịnh-xá hoằng hóa Phật-pháp rất hưng thịnh.


4. Ưu Ba Cúc Đa (Upagupta). Ngài là tổ Thiền tông thứ tư của Ấn Độ. Khoảng 12 tuổi, Ngài được gặp Tổ Thương-Na-Hòa-Tu đến tận nhà và dạy cho Ngài phương pháp buộc niệm. Nghĩa là mỗi khi khởi nghĩ ác liền bỏ một hòn sỏi đen vào hũ, khi khởi nghĩ lành liền bỏ một hòn sỏi trắng vào hũ. Mỗi tháng đem ra xem xét coi đen nhiều hay trắng nhiều ; nếu đen nhiều phải cố gắng sửa đổi. Ngài vâng làm như vậy, ban đầu sỏi đen nhiều, dần dần bằng nhau và sau nầy trắng nhiều.

Năm 17 tuổi, Ngài xin Tổ Thương-Na-Hòa-Tu xuất gia. Tổ hỏi : - Ngươi được bao nhiêu tuổi ?

Ngài thưa : - Bạch thầy, con được 17 tuổi. - Thân ngươi 17 tuổi hay tánh ngươi 17 tuổi ?

Ngài hỏi lại : - Đầu thầy tóc bạc, vậy tóc thầy bạc hay tâm thầy bạc ?

Tổ bảo : - Tóc ta bạc không phải tâm ta bạc - Con cũng thế, thân con được 17 tuổi, không phải tánh con 17 tuổi Tổ bèn hoan-hỉ nhận cho xuất gia làm thị giả. Đến 20 tuổi, Ngài thọ giới cụ túc và ngộ đạo. Tổ bảo :

Xưa Đức Thế-Tôn đem chánh pháp vô thượng truyền cho Tổ Ca-Diếp. Tổ Ca-Diếp truyền lại cho thầy của thầy ta là Đức A-Nan, thầy ta truyền cho ta và nay ta truyền lại cho ngươi chánh pháp nầy. Ngươi cố gắng hộ trì đừng để đoạn dứt.

5. Đề Đa Ca (Dhritaka). Ngài là tổ Thiền tông thứ 5 của Ấn Độ. Nhơn thân phụ Ngài nằm mộng thấy mặt trời vàng ánh xuất hiện trong nhà, chiếu sáng khắp cả. Lại thấy phía trước hiện ra một hòn núi lớn, trang nghiêm bằng bảy báu, trên đảnh núi có dòng suối, nước chảy trong veo, tràn khắp bốn phía. Sau đó, mẹ sanh ra Ngài. Ngài gặp Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa bèn đem điềm mộng của cha thuật lại và nhờ giải hộ. Tổ giải:

< Núi báu là thân ta, suối nước tuôn ra là pháp vô tận, mặt trời xuất hiện trong nhà là tướng ngươi vào đạo, ánh sáng chiếu khắp là trí tuệ siêu việt của ngươi > . Ngài nghe giải xong, vui mừng khắp khởi xướng kệ rằng :

Vòi vọi núi bảy báu, Thường tuôn suối trí huệ. Chuyển thành vị chơn pháp, Hay độ ngưòi có duyên

Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa cũng nói kệ đáp :

Pháp ta truyền cho ngươi, Sẽ hiện trí-huệ lớn . Mặt trời mọc trong nhà, Chiếu sáng khắp trời đất .
Ngài nghe kệ rồi, xin theo Tổ xuất gia học đạo. Thấy Ngài ứng đối lanh lẹ, trí-huệ minh đạt, Tổ hoan hỷ chấp nhận cho xuất gia làm đệ-tử. Một hôm, Tổ gọi Ngài bảo: Như-Lai đem đại pháp nhãn tạng trao cho Đại-Ca-Diếp, lần lượt trao truyền cho đến ta, nay ta trao lại cho ngươi. Hãy nghe kệ đây:

Tâm tự xưa nay tâm, Bổn tâm chẳng có pháp. Có pháp có bổn tâm, Chẳng tâm chẳng bổn pháp

6. Di Giá Ca (Michakha). Ngài người Trung-Ấn, không rõ họ gì. Ngài cùng chúng tiên thọ giáo xuất gia với Tổ Đề-Đa-Ca. Sau đó, Ngài tu hành chứng được quả thánh. Khi sắp tịch, Tổ Đề-Đa-Ca gọi Ngài lại bảo:

-Xưa Như-Lai thầm trao đại pháp nhãn cho Đại-Ca-Diếp lần lượt truyền trao đến ta, nay ta trao cho ngươi, ngươi phải gìn giữ truyền trao chớ dứt. Nghe ta nói kệ :

Thông đạt pháp bổn tâm, Không pháp không phi pháp Ngộ rồi đồng chưa ngộ, Không tâm cũng không pháp .
Sau khi được pháp, Ngài du hóa các nơi tùy căn cơ giáo hóa chúng sanh. Một hôm, Ngài đến Bắc-Ấn chợt thấy trên thành có vầng mây màu vàng. Ngài ngó sang những người bên cạnh bảo : Đây là vượn khí đại thừa.Quả thật, Ngài gặp và truyền chánh pháp lại cho Bà-Tu-Mật. Truyền xong, Ngài thâu thần tịch diệt. Bà-Tu-Mật và môn đồ lượm xá-lợi để vào bình báu, xây tháp cao tôn thờ trên từng chót để mọi người cúng dường.

7.Bà Tu Mật (Vasumatra). Ngài họ Phả-La-Đọa sanh trưởng tại miền Bắc-Ấn. Khi còn tại gia, Ngài thường mặc đồ sạch sẽ, tay cầm bầu rượu, đi dạo chơi trong xóm làng, có khi Ngài ngâm thơ thổi sáo, người thường không sao hiểu nổi, họ bảo Ngài là người điên. Sau khi gặp Tổ Di-Dá-Ca nói lại lời huyền ký Như-Lai, Ngài liền tỉnh ngộ tiền duyên, ném bầu rượu phát nguyện xuất gia. Theo Tổ tu hành, Ngài ngộ được tâm tông.

Sau khi Tổ Di-Dá-Ca nhập Niết-bàn, Ngài đi hoằng khắp nơi tuyên dương chánh pháp. Khi đến nước Ca-Ma-La, Ngài lên pháp tòa giảng đạo,có một trí sĩ đến dưới tòa lớn tiếng tự xưng: -Tôi là Phật-Đà-Nan-Đề, hôm nay quyết luận nghĩa với thầy. Ngài bảo:- Nầy nhơn giả! Nếu luận thì chẳng phải nghĩa, nếu nghĩa thì chẳng phải luận. Nếu nghĩ luận nghĩa, trọn chẳng phải nghĩa luận. Nan-Đề biết đây là người nói nghĩa thù thắng,khởi tâm kính phục,thưa rằng: - Con nguyện cầu đạo,được thưởng thức vị cam lồ. Ngài thương xót liền cho xuất gia thọ giới, không bao lâu truyền pháp cho Nan-Đề.




8. Phật Đà Nan Đề (Bouđhanandi).Ngài họ Cù-Đàm, người nước Ca-Ma-La. Thuở nhỏ trên đảnh Ngài có cục thịt nổi cao, thường phát ra hào quang

năm sắc xen lẫn. Ngài thông minh tuyệt vời, chữ nghĩa một phen xem qua là ghi nhớ. Năm 14 tuổi, Ngài phát tâm xuất gia chuyên dùng hạnh thanh tịnh để tự tu. Khi Tổ Bà-Tu-Mật đến nước Ca-Ma-La, Ngài đến vấn nạn, nhơn đó kính phục xin theo làm đệ tử. Tổ sắp Niết-bàn, gọi Ngài đến phó chúc rằng :

-Chánh pháp nhãn tạng của Như-Lai, nay ta trao cho ngươi, ngươi phải truyền bá chớ để đoạn dứt, Nghe ta nói kệ:

Tâm đồng hạn hư không, Chỉ pháp bằng thái hư. Khi chứng được hư không, Không pháp, không phi pháp Ngài vâng giữ phụng trì.







9. Phục Đà Mật Đa (Bouđhamitra). Ngài họ Tỳ-Xá-La ở nước Đề-Già. Từ lọt lòng mẹ đến năm mươi tuổi chưa từng nói một lời,chưa từng đi một bước. Cha mẹ nghi nhơn duyên gì mà Ngài thế ấy ? Đến gặp Tổ Phật-Đà-Nan-Đề nói duyên đời trước rằng :

- Đứa bé nầy đời trước thông minh lắm,ở trong Phật pháp do lòng đại bi muốn làm lợi ích lớn cho chúng sanh,cho nên thường nguyện :< Nếu tôi sanh chỗ nào không bị tình phụ tử ràng buộc, tùy duyên lành kia liền được giải thoát >

miệng nó không nói là tiêu biểu đạo không tịch. Chơn nó không đi là tiêu biểu pháp không đến đi. Cha mẹ Ngài nghe lời giải thích của Tổ sạch hết nghi ngờ,vui vẻ cho theo Tổ xuất gia.

Sau khi đắc pháp, Ngài du hóa khắp nơi, sang Trung-Ấn giáo hóa. 








10. Hiệp tôn giả (Parsva). Ngài tục danh là Nan-Sanh, người Trung-Ân. Thân mẫu mang thai đến 60 năm mới sanh ra Ngài. Lúc Ngài sắp sanh, Thân phụ nằm mộng thấy một con voi trắng to trên lưng có chở một bảo tọa, trong bảo tọa có hạt minh châu, từ ngoài cửa đi vào chiếu sáng khắp nhà. Ông giựt mình tỉnh giấc thì Ngài ra đời.

Sau gặp Tổ Phục-Đà-Mật-Đa độ cho xuất gia. Được xuất gia rồi Ngài cần mẫn tu học cho đến quên ăn bỏ ngủ, suốt ngày đêm chưa từng đặc lưng xuống chiếu,như thế mãi cả đời. Vì thế thời nhơn gọi Ngài là Hiếp-Tôn-Giả (Tôn-giả hông không dính chiếu ). Lãnh thọ chánh pháp xong, Ngài đi vân du các nơi tùy cơ giáo hóa.

11. Mã Minh (Asvagosha). Tổ Mã Minh là vị tổ thứ 12 người Ấn. Ngài người nước Ba La Nại đắc pháp với tôn giả Phú Sa Dạ Na. Phần lớn các học giả Phật giáo phương Tây biết đến ngài Mã Minh qua trường ca “Phật Sở Hành Tán” (S. Buddha-carita-kāvya), thi phẩm nổi tiếng về cuộc đời đức Phật, được viết bằng thơ Sanskrit. Với thiên tài thi ca (poetical genius) Sanskrit vô tiền khoáng hậu, ngài Mã Minh đã góp phần đưa văn học Sanskrit Phật giáo đến đỉnh cao văn chương và triết lý. Ngài Mã Minh không chỉ là một nhà thơ lớn mà còn là nhà đại diễn giả đầu tiên về giáo nghĩa và triết lý Đại thừa, thuộc vào hạng các nhà tư tưởng tiên phong sâu sắc, có nhiều đóng góp cho lịch sử phát triển tư tưởng Phật giáo. Ngài còn là một nhà biện tại vô ngại, một tác gia lớn và một nhạc sĩ. Trước khi xuất gia, ngài Mã Minh nổi tiếng chủ trương “ngã thể bất biến.” Khi được nghe tôn giả Phú-na-xa phân tích về triết lý vô ngã trong đạo Phật, ngài Mã Minh đã cảm kích mà xuất gia tu Phật. Cuộc đối thoại lịch sử đó diễn ra như thế này.

Nghe danh ngài Phú-na-xa, đạo lý uyên thâm, chứng đạo giải thoát, ngài Mã Minh đã đến chất vấn rằng:

- Thưa sa-môn, tất cả ngôn luận của thế gian, tôi đều có thể phi bác hết, giống như lưởi liềm cắt sạch cỏ. Nếu sa-môn thắng được tôi, tôi xin tự cắt lưởi.

Tôn giả Phú-na-xa nói rằng:

- Tất cả lời Phật dạy không ngoài hai chân lý. Đứng từ chân lý tương đối (thế tục đế), tạm gọi là ngã. Đứng từ chân lý tuyệt đối (đệ nhất nghĩa đế), tất cả đều rỗng không. Theo triết lý này, có cái gì trong đời này có ngã thể đâu. Ông hãy suy nghĩ thật tường tận, xem học thuyết của Phật và của ông, ai hơn ai?

Ngài Mã Minh suy nghĩ:

- [Quả thật là đứng từ] chân lý tương đối [thì ngã] là giả lập. [Đứng từ] chân lý tuyệt đối, [thì ngã] là rỗng không. Cả hai chân lý này không có gì để nắm bắt được thì làm thế nào để đánh đổ được!

Suy nghĩ xong, ngài Mã Minh cảm thấy học thuyết vô ngã của Phật quá cao siêu, nên đã phát tâm xuất gia tu Phật.

12. Ca Tỳ Ma La (Capimala). Tổ Ca-Tỳ Ma-La là vị tổ thứ 13 của Ấn Độ. Ngài người nước Hoa Thị , lúc ban sơ ngài theo học phép ngoại đạo và có ba nghìn đồ chúng. Ngài là người thông hiểu các bộ luật khác. Về sau gặp tổ Mã Minh và được tổ trao truyền chính pháp. Ngài đi hóa đạo ở các nước Tây Ấn Độ.
Sau tôn giả thấy ngài Long Thụ có chí nguyện cầu xin xuất gia, nên tôn giả liền độ thoát cho, và thụ giới cụ túc cho cả năm trăm long chúng của ngài Long Thụ.

Một hôm tôn giả bảo ngài Long Thụ rằng:

- Tạng Đại Pháp Nhãn của đức Như Lai nay tôi đem phó thác cho ông, ông nên tuân theo, giữ gìn lấy, và nghe kệ sau đây.

Pháp này chẳng ẩn cũng chẳng hiện
Nói lên cái chân thật, vi tế.
Ngộ được pháp ẩn, hiển này
Không phải ngu, không phải trí

Ngài nói kệ và phó chúc pháp xong liền hiện thần, biến tướng, rồi hóa ra lửa cháy để tự thiêu đốt mình. Ngài Long Thụ cùng các đệ tử thu thập lấy ngọc xá lợi năm sắc, xây tháp phủ kín lên trên để thờ.



Long Thụ (Nagarjuna). Long Thụ còn gọi là Long Thọ, dịch âm là Na-già-át-thụ-na, thế kỷ 1–2, là một trong những luận sư vĩ đại nhất của lịch sử Phật giáo. Người ta xem sự xuất hiện của Sư là lần chuyển pháp luân thứ hai của Phật giáo (lần thứ nhất do Phật Thích-ca Mâu-ni, lần thứ ba là sự xuất hiện của giáo pháp Đát-đặc-la). Đại thừa Ấn Độ xếp Sư vào "Sáu Bảo Trang của Ấn Độ" – năm vị khác là Thánh Thiên (sa. āryadeva), Vô Trước (sa. asaṅga), Thế Thân (sa. vasubandhu), Trần-na (sa. diṅnāga, dignāga), Pháp Xứng (sa. dharmakīrti). Trong tranh tượng, Sư là vị duy nhất sau Phật Thích-ca được trình bày với chóp trên đỉnh đầu (nhục kế, sa. uṣṇīṣa), một dấu hiệu của một Đại nhân (sa. mahāpuruṣa). Sư là người sáng lập Trung quán tông (sa. mādhyamika), sống trong thế kỉ thứ 1–2. Có rất nhiều tác phẩm mang danh của Sư nhưng có lẽ được nhiều tác giả khác biên soạn. Sư là Tổ thứ 14 của Thiền tông Ấn Độ. Truyền thống Mật giáo cũng xếp Sư vào 84 vị Đại thành tựu (sa. mahāsiddha).

14. La Hầu La Đa (Rahulata). La-hầu-la là một trong thập đại đệ tử của Phật, ông cũng là người con duy nhất của Đức Phật Thích Ca. Mẹ của La-hầu-la là hoàng hậu Da-du-đa-la. Khi La-hầu-la vừa được sinh ra thì thái tử Tất-đạt-đa lúc ấy đã 29 tuổi, quyết định rời bỏ gia đình và đi tìm chân lý đích thực, nhiều người cho rằng đó là hành vi “vô trách nhiệm” đối với một người cha, nhưng sau này có thể thấy chính Phật là người đích thân dạy dỗ con trai mình trên con đường đạt đạo, nhờ vậy La Hầu La đã sớm giác ngộ khi mới ngoài 20 tuổi. La-hầu-la được Xá-lợi-phất (s: śāriputra) đưa vào Tăng-già từ lúc bảy tuổi và nhập Niết Bàn trước Đức Phật. Lúc đó Ngài mới 50 tuổi.












15. Di Giá Ca (Michakha). Ngài người Trung-Ấn, không rõ họ gì. Ngài cùng chúng tiên thọ giáo xuất gia với Tổ Đề-Đa-Ca. Sau đó, Ngài tu hành chứng được quả thánh. Khi sắp tịch, Tổ Đề-Đa-Ca gọi Ngài lại bảo:

-Xưa Như-Lai thầm trao đại pháp nhãn cho Đại-Ca-Diếp lần lượt truyền trao đến ta, nay ta trao cho ngươi, ngươi phải gìn giữ truyền trao chớ dứt. Nghe ta nói kệ :

Thông đạt pháp bổn tâm, Không pháp không phi pháp Ngộ rồi đồng chưa ngộ, Không tâm cũng không pháp .
Sau khi được pháp, Ngài du hóa các nơi tùy căn cơ giáo hóa chúng sanh. Một hôm, Ngài đến Bắc-Ấn chợt thấy trên thành có vầng mây màu vàng. Ngài ngó sang những người bên cạnh bảo : Đây là vượn khí đại thừa.Quả thật, Ngài gặp và truyền chánh pháp lại cho Bà-Tu-Mật. Truyền xong, Ngài thâu thần tịch diệt. Bà-Tu-Mật và môn đồ lượm xá-lợi để vào bình báu, xây tháp cao tôn thờ trên từng chót để mọi người cúng dường.

16.Già Da Xá Đa (Samghayacas).

Ngài là tổ thứ 18 của Thiền tông Ấn Độ. Ngài họ Uất-Đầu-Lam ở nước Ma-Đề, cha hiệu Thiên-Cái, mẹ là Phương-Thánh. Bà Phương-Thánh thọ thai,một đêm mộng thấy có người cầm cái gương báu đến nói: <Tôi đến >. Bà chợt tỉnh giấc,nghe toàn thân nhẹ nhàn thanh thản,khác hơn ngày thường. Trong nhà có mùi hương lạ,vài lằn hào quang xuất hiện. Bảy ngày sau, Bà sanh ra Ngài.

Thân Ngài trong sáng giống như lưu-ly. Ngài thích chỗ vắng vẻ,nói ra những lời siêu việt. Nhà cha mẹ Ngài ở trên núi Bảo-Lạc-Ca. Sau khi Ngài ra đời,ngôi nhà nầy luôn luôn có áng mây tía che đậy trên không. Tổ Tăng-Già-Nan-Đề nhơn thấy áng mây ấy,tìm đến gặp Ngài. Từ đó, Ngài theo làm đệ tử Tổ

Về sau, Ngài được Tổ truyền tâm ấn và thống lãnh đồ chúng. Tùy duyên, Ngài đi vân du khắp nơi để giáo hóa làm lợi ích cho quần sanh. Khi tuổi đã già, Ngài du hóa đến nước Nguyệt-Chí và truyền tâm ấn cho tổ
Cưu-Ma-La-Đa.



17. Cưu Ma La Đa (Kumarata).Sau khi được tổ Già Da Xá Đa truyền tâm ấn, Ngài trở thành tổ thứ 19 của Thiền Tông Ấn Độ. Ngài dòng Bà-la-môn ở nước Nguyệt-Chí. Gia đình Ngài trước kia giàu có, song cha Ngài vì bịnh tham tiếc chỉ một bề bo bo giữ của. Nhơn việc con chó nằm ngoài rèm,gặp Tổ Già-Da-Xá-Đa giải nghi, Ngài phát tâm theo đạo Phật, xuất gia thọ giới. Sau khi được được Tổ Xá-Đa phó chúc và truyền tâm pháp, Ngài đi vân du khắp nơi để hoằng pháp lợi sanh.















18. Xà Dạ Đa (Jayata). Ngài người Bắc-Ấn, trước đã sẵn lòng mến đạo, thông hiểu đạo lý. Nhơn du lịch miền Trung Ấn gặp Tổ Cưu-Ma-La-Đa. Ngài hỏi Tổ:

-Nhà con cha mẹ đều kính Tam-Bảo tu hành đúng pháp, mà sao nhiều bệnh hoạn, làm việc gì thất bại việc ấy. Hàng xóm gần nhà con,có người hung bạo giết hại làm ác càng ngày càng nhiều, mà thân thể khỏe mạnh, ra làm việc đều được như ý. Như vậy, nhơn quả nghiệp báo đâu không phải nói suông ư? Con rất nghi lẽ nầy, mong Ngài giải nghi.

Tổ bảo: 

-Phật nói nghiệp báo thông cả ba đời, bởi do đời trước tạo nghiệp lành nên đời nầy hưởng quả lành. Dù đời nầy có làm ác thì quả ác sẽ chịu ở đời sau. Cho nên, có người đời nầy tuy làm lành mà đời nầy không hưởng được quả lành, vì nghiệp ác trước mạnh hơn. Có người đời nầy tuy làm ác mà không chịu quả ác, vì nghiệp lành trước mạnh hơn. Nếu do đời nầy không được quả lành, rồi lại tạo ác, thì đời sau càng sa vào đường ác. Nếu do đời nầy được quả lành, rồi lại tạo lành, thì đời sau càng tiến trên đường lành. Lại, có người đời trước làm lành được nửa đời, đổi sang làm ác, đến đời nầy nửa đời trước hưởng phước, nửa đời sau mắc họa. Hiện nay cha mẹ ông và người hàng xóm lẽ báo ứng thiện ác cũng giống như thế, bởi nghiệp đời trước chiêu cảm nên vậy. Đâu thể căn cứ trong hiện đời mà hiểu được? 

-Dạ-Đa nghe giải liền tan hết nghi ngờ. Tổ dạy thêm:

-Tuy ông đã tin nghiệp ba đời, mà chưa rõ nghiệp từ hoặc sanh, hoặc nhơn thức có, thức y nơi bất giác, bất giác y nơi tâm. Song tâm vốn thanh tịnh, không sanh diệt, không tạo tác, không báo ứng, không hơn kém, lặng lẽ linh thông.Ông nếu vào pháp môn nầy có thể đồng với chư Phật, tất cả thiện, ác,hữu vi,vô vi, đều như mộng huyễn. Dạ-Đa nghe được lời nầy liền phát huệ đời trước,bèn xin xuất gia.

Sau khi xuất gia, Ngài được Tổ Cưu Ma La Đa truyền tâm ấn và trở thành Tổ thứ 20 của Thiền Tông Ấn Độ.