"Lời bình by An Bình @ dactrung"
Theo như tôi được biết thì vở "Tô Ánh Nguyệt" là của cố tác giả Trần Hữu Trang do đoàn Cải Lương 2-84 biểu diễn rất thành công và có lẽ xuất sắc nhất là NSUT Lệ Thủy là người đóng vai Tô Ánh Nguyệt.
"Má ơi con sợ thành kiến nữ sanh ngoại tộc, sợ chiếc thuyền lênh đênh trên sóng nước mịt mờ. Nghe má nhắc lại thời con gái cũng tối tăm ảm đảm như bây giờ…” Không hiểu vì sao mỗi lần nhắc đến Tô Ánh Nguyệt, tôi lại nghe văng vẳng bên tai câu hát ấy. Qua giọng ca nghẹn ngào, day dứt của NSUT Lệ Thủy, câu hát cất lên nghe như một lời kêu cứu. Trước sự khắt khe của người cha, sự nghiệt ngã của số phận, Nguyệt chỉ còn biết cầu cứu ở mẹ mình. Nhưng rồi cô cũng biết tất cả là vô vọng, bởi “tuổi già và tuổi trẻ có khác nhau nhưng sự bất công trước và sau không hề thay đổi” Nguyệt chỉ còn biết lặng lẽ cất bước ra đi, cam lỗi câu hiếu đạo, không hẳn vì tình yêu mà chính vì đúa con trong bụng…
Vào vai Tô Ánh Nguyệt, NSUT Lệ Thủy hoàn toàn có ưu thế bởi chị có giọng ca chân phương, mộc mạc, có lối diễn xuất bình dị chân thật. Tô Ánh Nguyệt của Lệ Thủy thể hiện rõ mình là một cô gái của của làng quê chân chất, luôn cúi đầu trước lễ giáo gia phong. Và khi yêu, dù là yêu chồng hay yêu con, nàng cũng yêu với một tình yêu thủy chung, chân thật. Lệ Thủy vào vai một cách chậm rãi, tự nhiên, khi cô Nguyệt đứng trước nghịch cảnh phải bỏ nhà đi, phải giao con cho người khác, rồi bị con mắng chửi, duổi xua… Lệ Thủy cũng không bộc lộ nỗi đau một cách ồn ào mà thể hiện tất cả qua giọng ca, qua ánh mắt. Người xem thấy Tô Ánh Nguyệt của Lệ Thủy như gánh tất cả những đau thương, tủi cực về mình, có trách cũng chỉ trách mình và có than cũng chỉ dám than thở một mình. Ngay cả khi đau khổ cùng cực, cô Nguyệt phải bật lên câu hỏi: “nhưng chẵng lẽ suốt đời tôi phải mất đi cái quyền làm mẹ hay sao?” NSUT Lệ Thủy cũng không muốn để cô Nguyệt hỏi con mình câu đó, bởi cô Nguyệt biết - thằng Tâm nó vô tội. Có tội chăng là “sự bần cùng cộng với những bất công, những định kiến xã hội dành cho thân phận đàn bà như tôi” đã khiến cô mất đi cái quyền làm mẹ. NSUT Lệ Thủy xử lý đài từ theo tâm trạng nhân vật rất tốt, mỗi lời ca của chị như xoáy vào lòng người nghe, đau khổ đó mà vẫn trong trẻo đến lạ lùng. Những ai từng mê nhân vật của Lệ Thủy đều cho rằng “trái tim nghệ sĩ đã giúp chị thanh lọc những sắc màu bi kịch để vớt lấy những nỗi niềm nhân sinh cô đọng nhất” – nên nhân vật của chị dù khổ đau đến mấy vẫn đậm đà chất nhân hậu, thủy chung.
Hơn nửa thế kỷ rồi, các thế hệ diễn viên đã thay nhau xây dựng hình tượng Tô Ánh Nguyệt. Và có lẽ nhiều thế hệ sau này nữa sẽ có dịp gặp lại Tô Ánh Nguyệt. Tuy nhiên, không biết có phải vì hai tác phẩm Tô Ánh Nguyệt và Ðời Cô Lựu đã mang những giá trị kinh điển nên hình tượng nhân vật Tô Ánh Nguyệt và cô Lựu cũng thế. Nhều thế hệ đã diễn Tô Ánh Nguyệt, nhưng tới bây giờ chưa có ai thoát khỏi nét diễn xuất ban đầu của NSUT Lệ Thủy…
Bên cạnh đó còn có các vai diễn của các diễn viên khác như :
- NS Minh Vương vai Minh
- NS Nguyên Hạnh vai ba Minh
- NSND Diệp Lang vai Ông Cử (ba Nguyệt)
- NS Hồng Nga vai Bà Cử (mẹ Nguyệt)
- NSUT Thanh Tòng (hoặc NS hài Thanh Nam - Đoàn Cải lương nhân dân Kiên Giang) vai Tâm (em trai Nguyệt)
- NS Giang Châu (hoặc NS Châu Thanh) - Tân (con trai Nguyệt)
- NS Tú Trinh (hoặc NS Thoại Miêu) - Dung
Theo như tôi được biết thì vở "Tô Ánh Nguyệt" là của cố tác giả Trần Hữu Trang do đoàn Cải Lương 2-84 biểu diễn rất thành công và có lẽ xuất sắc nhất là NSUT Lệ Thủy là người đóng vai Tô Ánh Nguyệt.
"Má ơi con sợ thành kiến nữ sanh ngoại tộc, sợ chiếc thuyền lênh đênh trên sóng nước mịt mờ. Nghe má nhắc lại thời con gái cũng tối tăm ảm đảm như bây giờ…” Không hiểu vì sao mỗi lần nhắc đến Tô Ánh Nguyệt, tôi lại nghe văng vẳng bên tai câu hát ấy. Qua giọng ca nghẹn ngào, day dứt của NSUT Lệ Thủy, câu hát cất lên nghe như một lời kêu cứu. Trước sự khắt khe của người cha, sự nghiệt ngã của số phận, Nguyệt chỉ còn biết cầu cứu ở mẹ mình. Nhưng rồi cô cũng biết tất cả là vô vọng, bởi “tuổi già và tuổi trẻ có khác nhau nhưng sự bất công trước và sau không hề thay đổi” Nguyệt chỉ còn biết lặng lẽ cất bước ra đi, cam lỗi câu hiếu đạo, không hẳn vì tình yêu mà chính vì đúa con trong bụng…
Vào vai Tô Ánh Nguyệt, NSUT Lệ Thủy hoàn toàn có ưu thế bởi chị có giọng ca chân phương, mộc mạc, có lối diễn xuất bình dị chân thật. Tô Ánh Nguyệt của Lệ Thủy thể hiện rõ mình là một cô gái của của làng quê chân chất, luôn cúi đầu trước lễ giáo gia phong. Và khi yêu, dù là yêu chồng hay yêu con, nàng cũng yêu với một tình yêu thủy chung, chân thật. Lệ Thủy vào vai một cách chậm rãi, tự nhiên, khi cô Nguyệt đứng trước nghịch cảnh phải bỏ nhà đi, phải giao con cho người khác, rồi bị con mắng chửi, duổi xua… Lệ Thủy cũng không bộc lộ nỗi đau một cách ồn ào mà thể hiện tất cả qua giọng ca, qua ánh mắt. Người xem thấy Tô Ánh Nguyệt của Lệ Thủy như gánh tất cả những đau thương, tủi cực về mình, có trách cũng chỉ trách mình và có than cũng chỉ dám than thở một mình. Ngay cả khi đau khổ cùng cực, cô Nguyệt phải bật lên câu hỏi: “nhưng chẵng lẽ suốt đời tôi phải mất đi cái quyền làm mẹ hay sao?” NSUT Lệ Thủy cũng không muốn để cô Nguyệt hỏi con mình câu đó, bởi cô Nguyệt biết - thằng Tâm nó vô tội. Có tội chăng là “sự bần cùng cộng với những bất công, những định kiến xã hội dành cho thân phận đàn bà như tôi” đã khiến cô mất đi cái quyền làm mẹ. NSUT Lệ Thủy xử lý đài từ theo tâm trạng nhân vật rất tốt, mỗi lời ca của chị như xoáy vào lòng người nghe, đau khổ đó mà vẫn trong trẻo đến lạ lùng. Những ai từng mê nhân vật của Lệ Thủy đều cho rằng “trái tim nghệ sĩ đã giúp chị thanh lọc những sắc màu bi kịch để vớt lấy những nỗi niềm nhân sinh cô đọng nhất” – nên nhân vật của chị dù khổ đau đến mấy vẫn đậm đà chất nhân hậu, thủy chung.
Hơn nửa thế kỷ rồi, các thế hệ diễn viên đã thay nhau xây dựng hình tượng Tô Ánh Nguyệt. Và có lẽ nhiều thế hệ sau này nữa sẽ có dịp gặp lại Tô Ánh Nguyệt. Tuy nhiên, không biết có phải vì hai tác phẩm Tô Ánh Nguyệt và Ðời Cô Lựu đã mang những giá trị kinh điển nên hình tượng nhân vật Tô Ánh Nguyệt và cô Lựu cũng thế. Nhều thế hệ đã diễn Tô Ánh Nguyệt, nhưng tới bây giờ chưa có ai thoát khỏi nét diễn xuất ban đầu của NSUT Lệ Thủy…
Bên cạnh đó còn có các vai diễn của các diễn viên khác như :
- NS Minh Vương vai Minh
- NS Nguyên Hạnh vai ba Minh
- NSND Diệp Lang vai Ông Cử (ba Nguyệt)
- NS Hồng Nga vai Bà Cử (mẹ Nguyệt)
- NSUT Thanh Tòng (hoặc NS hài Thanh Nam - Đoàn Cải lương nhân dân Kiên Giang) vai Tâm (em trai Nguyệt)
- NS Giang Châu (hoặc NS Châu Thanh) - Tân (con trai Nguyệt)
- NS Tú Trinh (hoặc NS Thoại Miêu) - Dung
Tô Ánh Nguyệt gian truân...by Vietsweet.com
Dễ hơn 1.000 lần NSƯT Lệ Thủy
đã diễn vai Tô Ánh Nguyệt trong suốt 22 năm. Diễn cả vở hoặc diễn trích
đoạn tại các chương trình của thành phố lẫn các tỉnh, riết rồi đếm không
xuể. "Cái vai buồn muốn chết, vậy mà không hiểu sao khán giả cứ yêu cầu
hát hoài". Nước mắt Tô Ánh Nguyệt chảy suốt, nhưng niềm vui của Lệ Thủy
thì lớn lắm...
Lệ Thủy nói: "Tuồng này bằng tuổi thằng con trai út của tôi". Tháng 2 năm 1984, một đoàn nghệ sĩ Việt Nam đi lưu diễn ở một số nước Tây Âu với vở Đời cô Lựu, rồi bị "nạn bắt cóc" của những người quá khích tại đây, thoát được về nhà bèn lập luôn đoàn cải lương mang tên 284. Và năm 1985 tập liền vở tiếp theo là Tô Ánh Nguyệt. Lúc đó Lệ Thủy mang bụng bầu lên sàn tập, để dành sanh xong là diễn ngay. Thành ra chị mới nói tuồng này bằng đúng tuổi con chị. Hai vở cải lương "khai trương" của đoàn không ngờ trở thành kinh điển cho tới bây giờ.
Có thể nói, trong vở có quá nhiều lớp diễn hay, nhưng Lệ Thủy tâm đắc nhất là cảnh Tô Ánh Nguyệt bồng con đem giao cho ông Minh cha nó để nó được sống an thân, sung sướng. Sự hy sinh của người mẹ chịu đau đớn chia lìa núm ruột cũng chỉ vì tương lai của con đã được Lệ Thủy diễn bằng cả trái tim của người mẹ mới vừa đón nhận đứa con thật ngoài đời. Chị cứ tưởng tượng con mình đang khóc ngất mà mình đứng dưới lầu với theo bất lực, là tự nhiên nước mắt tuôn trào. Nhưng cách khóc của chị không ồn ào, mà phải nén lại đúng với tính cách chịu đựng của Tô Ánh Nguyệt xuyên suốt vở tuồng. Tô Ánh Nguyệt càng nén, khán giả càng thấy đau, và khóc theo. Tay chân Tô Ánh Nguyệt cũng lóng ngóng, rụng rời, như thừa thãi ra, đúng tâm trạng trống trải cô đơn. Chỉ những chi tiết nhỏ thôi mà "để đời" một vai diễn. Lệ Thủy nói: "Còn những điểm nhấn nữa, có khi vài câu thôi mà nhân vật bật lên hẳn. Như đoạn đối đáp của Tô Ánh Nguyệt và ông Minh. "Chồng của tôi bây giờ đang sống ung dung, tự tại". "Bà có chắc là chồng bà đang sống ung dung, tự tại thật không?". "Thưa ông, tôi giận mà nói vậy chớ tôi cũng biết chồng tôi bây giờ còn đau khổ hơn tôi...". Hoặc lớp diễn khi hai người đã già, ông Minh tới thăm thì bà Nguyệt xua đuổi, nhưng khi nghe ông ho thì bà lén nhìn theo, buồn lo, âu yếm, vậy mà lúc ông quay lại thì bà tỉnh bơ cúi xuống tấm vải thêu làm như lạnh nhạt. Lớp diễn này Minh Vương và Lệ Thủy phối hợp thật hay trong từng cử chỉ rất nhỏ, đúng là một đôi bạn diễn ăn ý trong suốt cuộc đời nghệ thuật. Và khán giả cứ yêu cầu diễn trích đoạn này mãi là vì vậy.
Đóng Tô Ánh Nguyệt, chỉ trừ màn đầu được mặc áo dài thiếu nữ hẹn hò với anh Minh, còn về sau hầu như Lệ Thủy chỉ toàn mặc áo bà ba, mà loại vải cũng "không được quyền" sang trọng, bởi nhân vật vừa nghèo vừa đau khổ. Chuyện vui, chiếc áo năm xưa ngày càng chật, Lệ Thủy phải nhiều lần may cái mới, nhưng khổ nỗi ở thành phố không tiệm nào biết may áo bà ba tay liền, cổ lá trầu, đúng bối cảnh thời xưa. Tiệm nào cũng may áo tay ráp-lăng hiện đại, còn cổ trái tim thì như hình tam giác xẻ dài xuống gần đụng ngực, không phù hợp lứa tuổi và tính cách của chị cũng như của nhân vật. Chị phải săn lùng tiệm may các tỉnh. Mà cũng hiếm hoi lắm mới có tiệm may được. Bất ngờ, tại Sóc Trăng có một bà may dạo ngồi ngoài chợ, tay nghề tuyệt khéo. Thế là mỗi lần về tỉnh hát, chị đặt may luôn một lần cả chục bộ bà ba, để dành diễn và ca lẻ vọng cổ. Áo dài của Tô Ánh Nguyệt cũng phải tay liền kiểu xưa, nút thắt, chị cũng nhờ thợ tỉnh may dùm. Người nghệ sĩ nghiêm túc luôn chú ý những chi tiết rất nhỏ để làm nên vai diễn như thế. Chị nói đùa: "Mai mốt rủi bà thợ may đó đi đâu mất, hổng biết ai may cho tui!". Rồi lại buồn buồn: "Mà hổng biết tui còn diễn được bao nhiêu năm nữa!". Thật bất ngờ khi nghe chị tiết lộ chị đã tròn 60 tuổi. Vậy mà chị vẫn tươi rói trong lòng các fans.
Lệ Thủy nói: "Tuồng này bằng tuổi thằng con trai út của tôi". Tháng 2 năm 1984, một đoàn nghệ sĩ Việt Nam đi lưu diễn ở một số nước Tây Âu với vở Đời cô Lựu, rồi bị "nạn bắt cóc" của những người quá khích tại đây, thoát được về nhà bèn lập luôn đoàn cải lương mang tên 284. Và năm 1985 tập liền vở tiếp theo là Tô Ánh Nguyệt. Lúc đó Lệ Thủy mang bụng bầu lên sàn tập, để dành sanh xong là diễn ngay. Thành ra chị mới nói tuồng này bằng đúng tuổi con chị. Hai vở cải lương "khai trương" của đoàn không ngờ trở thành kinh điển cho tới bây giờ.
Có thể nói, trong vở có quá nhiều lớp diễn hay, nhưng Lệ Thủy tâm đắc nhất là cảnh Tô Ánh Nguyệt bồng con đem giao cho ông Minh cha nó để nó được sống an thân, sung sướng. Sự hy sinh của người mẹ chịu đau đớn chia lìa núm ruột cũng chỉ vì tương lai của con đã được Lệ Thủy diễn bằng cả trái tim của người mẹ mới vừa đón nhận đứa con thật ngoài đời. Chị cứ tưởng tượng con mình đang khóc ngất mà mình đứng dưới lầu với theo bất lực, là tự nhiên nước mắt tuôn trào. Nhưng cách khóc của chị không ồn ào, mà phải nén lại đúng với tính cách chịu đựng của Tô Ánh Nguyệt xuyên suốt vở tuồng. Tô Ánh Nguyệt càng nén, khán giả càng thấy đau, và khóc theo. Tay chân Tô Ánh Nguyệt cũng lóng ngóng, rụng rời, như thừa thãi ra, đúng tâm trạng trống trải cô đơn. Chỉ những chi tiết nhỏ thôi mà "để đời" một vai diễn. Lệ Thủy nói: "Còn những điểm nhấn nữa, có khi vài câu thôi mà nhân vật bật lên hẳn. Như đoạn đối đáp của Tô Ánh Nguyệt và ông Minh. "Chồng của tôi bây giờ đang sống ung dung, tự tại". "Bà có chắc là chồng bà đang sống ung dung, tự tại thật không?". "Thưa ông, tôi giận mà nói vậy chớ tôi cũng biết chồng tôi bây giờ còn đau khổ hơn tôi...". Hoặc lớp diễn khi hai người đã già, ông Minh tới thăm thì bà Nguyệt xua đuổi, nhưng khi nghe ông ho thì bà lén nhìn theo, buồn lo, âu yếm, vậy mà lúc ông quay lại thì bà tỉnh bơ cúi xuống tấm vải thêu làm như lạnh nhạt. Lớp diễn này Minh Vương và Lệ Thủy phối hợp thật hay trong từng cử chỉ rất nhỏ, đúng là một đôi bạn diễn ăn ý trong suốt cuộc đời nghệ thuật. Và khán giả cứ yêu cầu diễn trích đoạn này mãi là vì vậy.
Đóng Tô Ánh Nguyệt, chỉ trừ màn đầu được mặc áo dài thiếu nữ hẹn hò với anh Minh, còn về sau hầu như Lệ Thủy chỉ toàn mặc áo bà ba, mà loại vải cũng "không được quyền" sang trọng, bởi nhân vật vừa nghèo vừa đau khổ. Chuyện vui, chiếc áo năm xưa ngày càng chật, Lệ Thủy phải nhiều lần may cái mới, nhưng khổ nỗi ở thành phố không tiệm nào biết may áo bà ba tay liền, cổ lá trầu, đúng bối cảnh thời xưa. Tiệm nào cũng may áo tay ráp-lăng hiện đại, còn cổ trái tim thì như hình tam giác xẻ dài xuống gần đụng ngực, không phù hợp lứa tuổi và tính cách của chị cũng như của nhân vật. Chị phải săn lùng tiệm may các tỉnh. Mà cũng hiếm hoi lắm mới có tiệm may được. Bất ngờ, tại Sóc Trăng có một bà may dạo ngồi ngoài chợ, tay nghề tuyệt khéo. Thế là mỗi lần về tỉnh hát, chị đặt may luôn một lần cả chục bộ bà ba, để dành diễn và ca lẻ vọng cổ. Áo dài của Tô Ánh Nguyệt cũng phải tay liền kiểu xưa, nút thắt, chị cũng nhờ thợ tỉnh may dùm. Người nghệ sĩ nghiêm túc luôn chú ý những chi tiết rất nhỏ để làm nên vai diễn như thế. Chị nói đùa: "Mai mốt rủi bà thợ may đó đi đâu mất, hổng biết ai may cho tui!". Rồi lại buồn buồn: "Mà hổng biết tui còn diễn được bao nhiêu năm nữa!". Thật bất ngờ khi nghe chị tiết lộ chị đã tròn 60 tuổi. Vậy mà chị vẫn tươi rói trong lòng các fans.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét