Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Arya Asanga & his karuna

Ngài Vô Trước & Đức T Bi
Ngài Vô Trước sinh vào thế kỷ thứ IV thuộc vùng Tây Bắc Ấn độ (Cachemire ngày nay). Ngài là một Đại luận sư Phật giáo, sáng lập ra Duy Thức tông và cũng là anh khác cha của Thế Thân (Vasubandhu), một Đại luận sư lừng danh khác của Phật giáo. Cả hai còn có một người em cũng là một vi Đại sư. Câu chuyện về cuộc đời của Vô Trước như sau:
Ngài đi tu và được thụ phong tỳ kheo theo tông phái Nhất thiết hữu bộ (Nam tông). Ngài tu học Tam Tạng Kinh trong năm năm liền. Sức học của Ngài rất cao và việc học rất sáng chói, nhưng Ngài vẫn không thấu hiểu hết ý nghĩa của Bát-nhã Ba-la-mật. Nhiều lúc thất vọng, ngài thối chí đến độ đã có ý định tự tử. Sau đó ngài gặp được một vị La hán tên là Pindola, vị này giải thích cho Ngài về Tánh không theo Nam tông. Ngài vẫn chưa thoả mãn với lối giải thích này và tìm một hang động trong núi Kukkûtapâdâ, gần thị trấn Râjagrha ngày nay, để tự tham thiền. Ngài thiền định bằng cách quán tưởng Đức Di Lặc. Hai lần Ngài bỏ hang ra đi vì thất vọng, nhưng sau rốt vẫn trở về hang để tiếp tục thiền định. Tổng cộng sau mười hai năm thiền định như thế, ngài vẫn không thấy Phật Di Lặc ứng hiện. Ngài lại bỏ hang và ra đi, trên đường ngài thấy một con chó ghẻ lở khắp thân thể, giòi bọ nhung nhúc và đang hấp hối. Ngài quá thương xót con vật và đang lay hoay tìm cách cứu giúp thì con chó lại biến mất và Phật Di Lặc hiện ra trước mặt. Theo truyền thuyết thì Phật Di Lặc dẫn ngài về cõi Đâu-suất để giảng cho Ngài về Đại thừa và Tánh không. Không biết có thật như thế hay không, nhưng trên thực tế ngài đã để lại cho chúng ta hôm nay một kho tàng trước tác thật đồ sộ và quan trọng.
Tóm lược một đoạn trong tiểu sử của ngài Vô Trước là như thế, nhưng có nhiều sách thêm thắt câu chuyện như sau. Sau mười hai năm thiền định ngài thất vọng và bỏ đi, nhưng khi ra khỏi hang lại gặp một con chó ghẻ lở thật kinh khiếp, các vết thương đầy giòi bọ.  Ngài tìm cách chùi các vết thương cho con chó, nhưng lại thương các con giòi bị chùi mạnh mà chết, Ngài liền thè lưỡi để liếm và đẩy các con giòi ra khỏi các vết thương. Nhưng bất thần con chó biến mất và Đức Di Lặc hiện ra trước mặt ngài. Vô trước liền cất tiếng hỏi Đức Di Lặc : « Thưa Ngài, tại sao con phải chờ đến mười hai năm Ngài mới hiện ra với con ». Đức Di Lặc liền đáp rằng : « Ta vẫn ở bên cạnh con trong mười hai năm liền, nhưng vì sức phát triển của tâm thức con chưa đủ để nhìn thấy ta mà thôi ».
Từ trước đến đây, ngài Vô Trước chỉ thấy Đức Di Lặc qua những hình tướng thiếu hoàn hảo, nhưng con chó ghẻ đã giúp ngài phát lộ lòng Từ bi của mình một cách toàn vẹn hơn. Đức Di Lặc muốn chứng minh điều ấy cho ngài Vô Trước nên bảo ngài hãy cõng mình lên vai và đi về ngôi làng trong thung lũng phía dưới kia : tất cả những người đi ngược chiều đều vô tình chẳng thấy gì lạ cả, chỉ có một bà cụ già chận ngài Vô Trước lại mà hỏi : « Này ông kia, ông làm cái trò gì mà cõng con cho ghẻ kinh tởm trên vai như thế ? ».
 
Từ bi không phải vỏn vẹn là một « đức tính » dù đó là « đức tính từ tâm », cũng không phải là một thứ « xúc cảm », say mê hay đam mê (passion) theo ngôn từ Tây phương. Từ bi cũng không phải là một thứ « tình cảm thụ động » làm ta tê liệt trước khổ đau của chúng sinh, cũng không hẳn là một « khuynh hướng tinh thần » muốn chia bớt và nhận chịu khổ đau của kẻ khác.
Vậy Karunâ hay Từ bi trong Phật giáo là gì ?
Karunâ trong Phật giáo là khả năng nhận thức rằng mọi sinh linh có giác cảm, từ con người cho đến đến các sinh vật khác đều gánh chịu khổ đau, khi nào tất cả các sinh linh ấy chưa được Giác ngộ và Giải thoát, thì Từ bi chính là ước vọng mảnh liệt thúc đẩy ta phải Giải thoát cho tất cả mọi chúng sinh, trong đó có cả ta, ra khỏi khổ đau.
Vì thế Từ bi không có nghĩa đơn giản là « xót thương » kẻ khác một cách thụ động và tiêu cực, mà ngược lại Từ bi là một sức mạnh tích cực đưa ta thẳng vào hành động, trong mục đích loại trừ mọi thể dạng của khổ đau và mọi cội rễ của khổ đau.
Khi Phật Thích-ca Mâu-ni đạt được Giác ngộ, quyết tâm và phát nguyện đầu tiên của Ngài chính là Karunâ, tức là lòng Từ bi, Ngài quyết định thuyết giảng cho chúng ta « Con đường đưa đến chấm dứt khổ đau » (tức là Đạo đế, điều thứ tư trong Tứ diệu đế).
Khía cạnh cao đẹp của Từ bi hay Karunâ cũng là một trong những chân lý cao cả hơn hết của Đạo Pháp : khổ đau không phải là một định mệnh, khổ đau có thể tránh khỏi, ta có thể tự giải thoát được, và tất cả mọi chúng sinh đều có thể thực hiện được sự Giải thoát đó, không phải chỉ riêng có Phật mà thôi (đây là các điều 1,2 và 3 trong Tứ diệu đế : Khổ đế, Tập đếDiệt đế).
Nếu không có Từ bi, biết đâu có thể cũng không có Phật, cũng không có Đạo Pháp và cũng chẳng có Tăng đoàn. Vì sao vậy, vì chính Phật là Từ bi, chính Phật lại giảng cho ta Đạo Pháp của Từ bi và Tăng đoàn đứng ra duy trì Đạo Pháp. Từ bi chính là hiện thân của Tam bảo. Có thể nói Từ bi chính là sự Giác ngộ vậy.
Đến đây, ta có thể nhận thấy Từ bi không phải đơn giản chỉ có sự xót thương và chia xẻ khổ đau với kẻ khác, dù cho đi kèm với bố thí cũng thế. Từ bi trong Đạo Phật cao cả lắm, tích cực lắm và mãnh liệt hơn những gì ta hiểu một cách thông thường. Từ bi là một sức mạnh thiêng liêng, siêu việt đưa đến Trí Tuệ. Nhưng Trí Tuệ là gì ? Trí Tuệ là một công cụ toàn năng giúp ta xóa bỏ Vô minh. Xoá bỏ Vô minh tức là đạt được Giác ngộ. Đạt được Giác ngộ tức là thành Phật.
Đối với các trường phái Phật giáo Nam tông, chẳng hạn như Phật giáo Theravada, Từ bi chứng thực và bảo đảm hành giả là một « đệ tử đích thực » của Phật, một « người con » của Phật, một người biết giữ gìn Giới luật, biết trau dồi một tâm thức tích cực bằng Bốn Phạm Trú (còn gọi là Tứ Vô lượng tâm). Bốn Phạm trú ấy là Từ vô lượng (maitrî) : tâm lành hướng về mọi chúng sinh ; Bi vô lượng (karunâ) : xót thương và cứu giúp tất cả chúng sinh ; Hỷ vô lượng (muditâ) : tâm thức vui mừng và hân hoan khi nhận thấy những đìều lành của chúng sinh ; Xả vô lượng (upeksâ) : buông thả tất cả những gì của chính ta cho chúng sinh (chữ này được giải thích hơi khác trong các kinh sách Tây phương: chữ Upeksâ được dịch ra tiếng Pháp là Equanimité, tức tâm thức trong sáng, bình đẳng không phân biệt và kỳ thị).
Đại Từ, Đại bi, Đại hỷĐại xả là bốn liều thuốc hoá giải chống lại những thái độ sai lầm. Đại từ hoá giải ý nghĩ « sống chết mặc bay », Đại bi hóa giải ý nghĩ « mặc kệ họ cứ đau khổ, chẳng dính líu gì đến ta ». Đại hỷ không cho phép ta cảm thấy « càng thích thú khi kẻ khác gánh chịu sự đau khổ, đáng đời cho họ ». Đại xả đem đến cho ta những xúc cảm trong sáng và bình đẳng, hoá giải ý nghĩ « cái này của ta, của gia đình ta, của bạn bè ta, không tội gì mà buông xả cho người dưng nước lã hay vì kẻ khác ».
Phật giáo Tây tạng thường đưa ra hình ảnh sau đây để giải thích thế nào là lòng Từ bi và thế nào là một cái nhìn đúng đắn. « Nếu có một người cầm gậy đánh ta, ta không kết tội chiếc gậy đã làm cho ta phải đau đớn, ta cũng không kết tội kẻ đã cầm gậy đánh ta,…mà ta phải kết tội sự nóng giận đang chi phối, thúc đẩy và hành hạ người đang cầm gậy đánh ta ». Nếu ta biết kết tội sự nóng giận đang giày vò người cầm gậy, tức là ta phát lộ lòng Từ bi đối với họ. Chính hận thù và giận dữ đang tàn phá họ và làm cho họ khổ đau. Từ bi buộc ta phải giúp họ trút bỏ sự giận dữ và hận thù trong lòng họ và quên đi những đau đớn của ta.
Đấy là một cái nhìn đúng đắn, cái nhìn của một người con Phật. Từ bi là như thế, không phải đơn giản là một thứ tình cảm xót thương.
Nói chung, Từ bi trong các trường phái Đại thừa là thái độ và cái nhìn đã được trình bày trên đây. Đó là phẩm tính cao cả của người Bồ-tát, là trọng tâm của sự Giác ngộ. Từ bi được tượng trưng bởi Phật A-Di-Đà (Phật giáo Nhật bản gọi là Amiba), và bởi Bồ-tát Quán-Thế-Âm, tiếng Phạn là Avalokiteshvara, danh hiệu tiếng Phạn của Ngài là Lokesvara. Phật giáo Tây tạng gọi Quán Thế Âm là Tchenrezi, Phật giáo Trung hoa gọi là Quan Âm (Guanyin), Phật giáo Nhật bản gọi là Kannon. Quan Âm trong Phật giáo Trung hoa, Nhật bản, Việt Nam… được tượng trưng bằng một người phụ nữ. Kể lể như thế để ta có thể hình dung Từ bi trong Phật giáo nói chung, kể cả Nam tông và Bắc tông, có tầm quan trọng như thế nào. Từ bi chẳng những là món ăn tinh thần nuôi dưỡng các chư vị Bồ-tát mà còn là sự biểu lộ của Phật tính, của Giác ngộ nữa.
Trích lược từ QuangDuc (Hoang Phong)

Arya Asanga - The Biography of Arya Asanga

According to the Tibetan tradition, Asanga was born in Purusapura, in India. The capital of Gandhara, of a Brahmin woman who was herself a considerable adept in the teachings of Buddhism and who taught him the "eighteen sciences" which he mastered easily. He became a monk and for five years applied himself diligently, memorizing one hundred thousand verses of dharma each year and correctly understanding their meaning.

He then left the monastery to practice the Arya Maitreya Sadhana in a cave at the foot of a mountain. For three years, not a single good sign appeared, and he became depressed and decided to leave his retreat. Emerging from his cave he noticed a bird's nest by the mountain where the rock had become worn just by the brushing of the bird's wing as it flew back and forth. Realizing his perseverance was weak, he returned to his cave to practice. For three more years he meditated, but again not a single good sign appeared. He became discouraged and left again. This time he saw a rock beside the road that was slowly disintegrating because of the trickle of single drops of water. Inspired by this, he returned and practiced another three years.

When again no signs appeared, he left his retreat a third time. He encountered an old man who was rubbing a piece of iron with a smooth cotton cloth. "I am just finishing this needle," the man said to Asanga. "I have already made those over there" and pointed to small pile of needles lying nearby. Asanga thought, "If such effort is put into a mundane task such as this, my effort so far has been merely a trifle."

He returned and meditated for another three years. Although he had by now meditated for 12 years on Maitreya, he still had no signs of favor. He became extremely despondent and walked away from his cave. After awhile he came across a half-dead dog lying beside the road, infested with maggots, crying out in pain. Asanga thought, "This dog will die if these worms are not removed, but if I try to lift them out with my hand, I will crush them." So using his tongue so as not to hurt them, and cutting off some of his own flesh for them to live in, he bent down to remove them. At that moment the dog vanished and Maitreya appeared, showering cascades of light in all directions.

Asanga burst into tears and cried, "Ah, my sole teacher and refuge, all those years I made so much effort in my practice, exerting myself in a hundred different ways, but I saw nothing. Why has the rain and the might of the ocean come only now when tormented by pain, I am no longer thirsting?" Maitreya replied, "In truth, I was in your presence constantly, yet because of karmic obscuration you were unable to see me. However, your practice has purified your karma and removed your obstacles. Now by the force of your great compassion you are able to meet me. To test my words, put me on you shoulders for others to see and carry me across the city."  

Asanga was overjoyed. Lifting Maitreya onto his shoulders carried him into town, yet no one saw Maitreya. One old woman saw Asanga was carrying a dead dog and that brought her endless good fortune. A faithful servant saw Maitreya's feet and found himself in a state of samadhi which granted him all the siddhis. Asanga himself realized the samadhi called "Continuum of Reality". "What is your desire now?" Maitreya asked him. "To revive the teachings of the Mahayana," Asanga replied. "Well then, hold onto the end of my robe." Asanga did this and together they ascended to the pure land of Tushita where they stayed for fifty years. Here Asanga mastered the teachings of the Mahayana and received the famous Five Texts of Maitreya, each of which opens a different door of samadhi.

Dedicated to actualizing these teachings, Asanga returned to the earth and built a small temple in a forest. At first only a few students came to learn teachings from him, but gradually the fame of his doctrine spread and the Yogacara School was established. He became the abbot of Nalanda and lived to be well over 100, but always had a youthful look, with no gray hair or wrinkles.

He compiled many important Mahayana works including what has come to be known as The Five Texts of Maitreya. These include the Abhisamayalamkara (Ornament of Clear Comprehension), the Mahanaya Sutralankara (Ornament of the Mahayana Sutras), theMadhyanta-vibhanga (Discourse on the Middle between the Extremes), the Dharma-dharmata-vibhaga, and the Uttaratantra (The Peerless Continuum). His Mahayana-samparigraha (Compendium of the Mahayana), Abhidarma-samuccaya (Compendium of Higher Doctrine), and Yogacharabhumi-shastra (Treatise on the Stages of Yoga Practice) are also famous.
The Asanga Institute


The subtle Soul sits everywhere, unstained:
Like to the light of the all-piercing sun
Which is not changed by aught it shines upon
The Soul's light shineth pure in every place;
And they who, by such eye of wisdom, see
How Matter, and what deals with it, divide;
And how the Spirit and the Flesh have strife,
Those wise ones go the way which leads to Life!
 Shri Krishna

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét