Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Nỗi ám ảnh sen

(Cảm nghĩ từ những bức tranh của Lê Ký Thương)
Hình như Lê Ký Thương bị ám ảnh bởi một búp sen. Có lẽ từ những ngày còn thơ anh đã ngêu ngao trong đầm gì đẹp bằng sen/ lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng… Thế rồi khi dấn bước vào đời anh đã quên bài học ngày xưa, mãi mê tìm kiếm một búp sen rực rỡ hào quang ở cuối chân trời nọ, cho đến một hôm giật mình ngó lại: thì ra cái lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng kia rốt cuộc chỉ là nhị vàng bông trắng lá xanh đó thôi. Mà chợt ngộ một điều cốt lõi: gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn!
Và vậy đó, khi đã thấy biết, đã “tri kiến” thì người ta chỉ còn mỗi cách sụp lậy cúi đầu (Quách Thoại)… trước một điều “bất khả thuyết”. Nó vậy đó. Nó như thị. Nó như lai. Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng lăng xăng vậy cũng chỉ để rồi nhị vàng bông trắng lá xanh…thôi. Đừng tìm đâu nữa cho mất công. Gia trung hữu bảo hưu tầm mích (Trần Nhân Tông). Cho nên con cóc đã vội vả quay về với búp sen. Cái đóa sen đó cứ xòe ra rồi khép lại, khép lại rồi xòe ra, từ nghìn xưa cũ, đóa sen của thiên thu lung linh giữa gió và nước, như tủm tỉm cười, tỏa ngát hương thơm… Nó tuyệt vời bởi nó giản đơn, nó chung thủy, nó chẳng vì ai để tỏa hương nhưng cũng đủ làm cho cái mùi bùn kia trở nên nhu mì, yểu điệu…
Đóa sen giúp người họa sĩ từng bước trong hành trình khai thị ngộ nhập đó vậy. Khai là mở, là xòe ra cho thấy, thấy để biết, biết để ngộ, và ngộ để nhập. Nếu ngộ là một sửng sốt, giật mình, thì nhập lại là một lặng thinh, cúi đầu, lạy tạ.
Tạ chiếc lá rơi, bởi lá rơi là nguồn sống. Tạ cây chổi chà, bởi chổi chà là quét tước, dọn mình. Tạ bù nhìn, bởi bù nhìn nhắc nhớ "lúc ra sân khấu không làm rộn" (Ưng Bình). Tạ chén cơm manh áo, bởi "to be or not to be" (William Shakespeare). Tạ con đò bởi đáo bỉ ngạn…
Lúc đầu tôi có hơi dị ứng nhưng sau thì tôi hiểu. Tôi hiểu nỗi ám ảnh của chàng ngày xưa, nỗi ú ớ, nói không được của chàng hôm nay. Cái hình ảnh cúi đầu lạy ta lặp đi lặp lại là cả một hành trình ra đi và quay về. Đúng vậy. Phải lạy tạ ngàn lần để búp sen khai thị, mở ra điều kỳ bí, như chàng Đoàn Dự si tình kia sụp lạy ngàn lần trước tựơng giai nhân “thần tiên nương tử” (Kim Dung) trong thạch động của núi đá Vô lượng ngày nào.
Nhưng khai thị là để ngộ nhập. Nhập về đâu? Về Như Lai, dĩ nhiên. Nhưng không chỉ có vậy. Nhập còn là nhập thế. Đóa sen không chỉ nhập vào như lai mà còn nhâp vào bùn!. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Lê Ký Thương hình như đang trên con đường của sự trở về đó. May thay, chàng còn có những phút giây bên giá vẽ. Ở đó chàng có thể thử trộn nhị vàng với bông trắng với lá xanh…
Extracted from Đỗ Hồng Ngọc's blog
10.2009
Người phục hồi làm hoa sen bằng giấy, Phi thường - kỳ quặc, nguoi dau tien phuc hoi lam hoa sen bang giay,lam hoa sen bang giay,hoa sen,ky luc viet nam,ky luc the gioi,ky luc,tin tuc
Ông Thân Văn Huy bên tác phẩm của mình
Thứ Sáu, 15/06/2012, 08:30 AM (GMT+7)
Năm 2008, ông Thân Văn Huy ở Huế đã bắt tay nghiên cứu để phục hồi loại hoa sen được làm từ giấy có nguy cơ đang bị mai một, thất truyền.
Hoa sen bằng giấy được người dân làng Thanh Tiên, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế làm cách đây 50 năm, tuy nhiên do vật liệu không hợp với thời tiết nên chỉ một, hai năm sau đã bị mai một, thất truyền.

Học hỏi kinh nghiệm từ những người làm nghề trước đây, lại vốn là một họa sĩ, nên ông Thân Văn Huy đã nhanh chóng nắm bắt, tìm hiểu nhằm phục hồi cách làm hoa sen từ giấy sao cho tạo hình của hoa gần với tự nhiên nhất. Ông đã tìm ra loại giấy thích hợp, chịu đựng được nắng mưa cũng như cách nhuộm màu để hoa sen giấy đạt được màu sắc y như thật. Các tác phẩm của ông không chỉ phục vụ việc thờ tự mà còn dùng trang trí ở các nhà hàng, khách sạn ...
Người phục hồi làm hoa sen bằng giấy, Phi thường - kỳ quặc, nguoi dau tien phuc hoi lam hoa sen bang giay,lam hoa sen bang giay,hoa sen,ky luc viet nam,ky luc the gioi,ky luc,tin tuc
 Hoa sen giấy được dùng trang trí trong các nhà hàng, khách sạn hết sức trang trọng
Căn nhà nhỏ của ông ở làng Thanh Tiên trở thành một trong những địa điểm thu hút khách tham quan, nhất là trong các kỳ Festival Huế.
Theo D.Vỹ - N.Châu (Kỷ lục) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét