Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Tunic ba ba


Áo bà ba từ muôn đời nay đã được xem là biểu trưng của nét đẹp tâm hồn, nét đẹp văn hóa của người phụ nữ Nam Bộ nói riêng và của người phụ nữ Việt Nam nói chung.

Áo bà ba mang đến nét duyên đằm thắm, dịu dàng cho người mặc. Nếu nhắc đến áo tứ thân, người ta nghĩ ngay đến những cô gái Kinh Bắc thướt tha, đẹp sắc sảo, nếu nói đến áo dài, người ta hình dung ra vẻ đẹp thùy mị, quyến rũ của những cô gái Huế bên bờ sông Hương thì khi nói đến áo bà ba, người ta liên tưởng ngay đến vẻ đẹp dung dị, hiền hòa giữa mênh mông sông nước miền Tây.

Không biết áo bà ba có nguồn gốc từ đâu. Có người nói, áo ra đời khi ông cha ta vào miền Nam khai hoang khẩn đất. Khi đó, không thể lao động nhọc nhằn trong trang phục áo dài - vốn là trang phục truyền thống lúc bấy giờ, ông cha ta đã biến tấu và làm nên chiếc áo bà ba - giản dị, nhẹ nhàng và tiện lợi cho người mặc trong quá trình lao động sản xuất mà vẫn giữ được nét đẹp mềm mại, dịu dàng.

Áo bà ba vốn là loại áo không có cổ. Thân áo phía sau may bằng một mảnh vải nguyên, thân trước gồm hai mảnh, ở giữa có hai dải khuy cài chạy dài từ trên xuống. Áo chít eo, xẻ tà vừa phải ở hai bên hông. Độ dài của áo chỉ trùm qua mông, gần như ôm nhẹ thân mình người phụ nữ. Cùng kết hợp áo bà ba với chiếc quần đen dài chấm cổ chân hoặc gót chân sẽ làm tăng thêm nét đẹp mềm mại, thanh thoát, làm tôn thêm hình hài vóc dáng dịu dàng của người phụ nữ với chiếc lưng ong nhẹ nhàng làm say đắm lòng người.

Ngày nay, giữa nhịp sống ồn áo náo nhiệt, áo bà ba vẫn giữ nguyên nét đẹp dịu dàng, đằm thắm, nét duyên dáng thướt tha cho người phụ nữ. Áo bà ba thấp thoáng bên những rặng dừa xanh, áo bà ba thơm mùi khói bếp, áo bà ba đảm đang giữa chợ đông người, hay những thiếu nữ e ấp trong chiếc áo bà ba đang chèo thuyền trên sông, áo bà ba phấp phới bay trên những chiếc cầu lắc lẻo qua sông. Dù ở đâu, khi nào đi nữa, người ta cũng dễ dàng say đắm trước vẻ đẹp mộc mạc, duyên dáng của chiếc áo bà ba, và nhớ người con gái trong chiếc áo bà ba nền nã đó đến nao lòng...

Áo bà ba gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Nam Bộ mạnh mẽ. Miền Nam khí hậu nóng ẩm quanh năm với hai mùa mưa nắng đi về, nên vải để may áo bà ba luôn là loại vải mềm, mát, nhằm giúp người mặc cảm thấy thoải mái, mát mẻ ngay trong những ngày nắng nóng gay gắt. Nếu ngày xưa, người ta dùng lá bàng, vỏ cây đà, cây cóc... để nhuộm lên màu nâu của áo, thì nay, màu sắc, họa tiết và hoa văn đã được đưa vào áo bà ba, làm cho áo thêm đẹp, thêm duyên. Phải chăng vì thế mà áo bà ba vẫn muôn đời là đại diện cho nét đẹp mộc mạc, duyên dáng của người phụ nữ miền đất Nam Bộ thân thương này.
Đề cập đến việc ăn mặc của đại đa số dân chúng, trước hết cần nói đến bộ đồ bà ba. Cho đến nay chưa có tài liệu nào nói rõ bộ bà ba xuất hiện ở thời điểm nào. Có ý kiến cho rằng áo bà ba là kiểu áo du nhập từ đảo Pinăng của người Bà Ba (người Mã Lai gốc Hoa). Lại có ý kiến cho rằng áo bà ba có những nét giống cái "áo đàn ông cổ tròn (cổ kiềng) và cửa ống tay hẹp", mà Lê Quý Đôn đã quy định cho dân từ Thuận Quảng trở vào ở cuối thế kỷ XVIII.
Nhưng có điều chắc chắn là bộ bà ba không thể xuất hiện sớm hơn lúc sách Gia Định thành thông chí ra đời, nghĩa là vào khoảng thế kỷ XIX. Tác giả Trịnh Hoài Đức đã ghi lại y phục của người Gia Định lúc bấy giờ như sau: “Gia Định là cõi phía nam nước Việt, khi mới khai thác thì có lưu dân nước ta cùng Đường nhân (chỉ người Hoa kiều - BS). Duy có người Việt noi theo tục cũ Giao Chỉ. Hạng sĩ tử và hạng thứ dân thì búi tóc, đi chân trần, con trai con gái đều mặc áo vắn tay, bận thẳng, may kín hai nách..."(1).
Quan sát kỹ chiếc áo bà ba mà nay người Hoa ở Chợ Lớn còn hay mặc, ta thấy có mấy đặc điểm sau đây: Cổ tay áo đứng cao 3cm, ở cổ có 3 hàng nút, thân áo xẻ giữa có 5 đến 6 nút, khuy cài nằm ngang, có 3 túi, tay áo rộng, thường được may bằng vải kẻ sọc. Còn chiếc áo bà ba mà đồng bào ta thường mặc hiện nay, chỉ có 5 hoặc 6 nút, có hai túi ở phần dưới hai vạt trước. Ngày trước, người ta thường dùng nút đồng, hay nút xương tròn nên đơm khuy dài. Về sau, người ta dùng nút bằng sứ trắng, hoặc màu, hay nút nhựa thì có khuy xẻ. Thuở chưa có vải khổ rộng nhập cảng của người Anh từ Ấn Độ đưa sang, mà nhân dân ta thường gọi bằng cái tên chung là "vải Tây", thì vật liệu may mặc lúc bấy giờ chủ yếu là vải, lụa đũi bằng tơ tằm nội địa sản xuất từ Ba Tri, Tân Châu hay từ miền Trung đưa vào.
Về màu sắc, phổ biến nhất trước đây là màu đen. Thời chưa có thuốc nhuộm hóa học, người ta thường dùng lá bàng, vỏ trâm bầu, vỏ dà, vỏ sú vẹt, trái mặc nưa... nhuộm rồi phủ bùn để chống thôi màu. Khi có vải nhập cảng, thì lại dùng vải ú, vải sơn đầm, vải chéo go đen, bởi vì màu này phù hợp với điều kiện lao động, đi lại nơi sông rạch, bùn lầy, dễ giặt và chóng khô.
Bộ bà ba hiện nay đã từng trải qua nhiều lần sửa đổi, cách tân để phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ của thời đại. Ngày nay, bộ bà ba đã trở thành thứ y phục thông dụng trong cả nước, nhưng bộ bà ba đen thì ở Nam Bộ phổ biến hơn cả. Chiếc áo bà ba cắt khéo làm tôn thêm vẻ đẹp của cô gái Việt Nam có thân hình nở nang, cân đối. Chiếc áo bà ba đã đi vào thơ ca bằng hình tượng khá đẹp. Trong những năm chống Mỹ sôi sục, hình ảnh đội quân tóc dài với áo bà ba và chiếc khăn rằn Nam Bộ đã chiếm nhiều chỗ trang trọng nhất trên các trang báo ngoại quốc với những lời ca ngợi nồng nhiệt đầy chất huyền thoại.
Bộ quần áo bà ba có thể mặc đi lao động ngoài đồng, chèo ghe, mặc ở trong nhà, cả ở nơi đông người. Một số bà con nông dân, nhất là những người đứng tuổi, các cụ già thường mặc bộ bà ba trắng trong những ngày Tết, ngày lễ, trong khi tiếp khách và có xu hướng dùng nó để thay thế chiếc áo dài đen cùng khăn đóng đang trở thành cổ lỗ và phiền phức.
Phụ nữ, thì ngoài màu đen còn dùng nhiều màu sắc sặc sỡ khác, xanh, đỏ, tím, vàng hay in hoa. Thường, phụ nữ nông thôn mặc quần đen là chủ yếu. Lớp thanh niên ngày nay đang có xu hướng mặc sơ mi và chiếc quần Âu bằng vải dày, có nếp, nhiều màu (thay cho màu đen đơn điệu) vừa gọn, vừa trông khỏe, phù hợp với nếp sống công nghiệp đang dần dần hình thành. Và chiếc mũ mềm trên mái tóc cắt ngắn, hoặc uốn của nữ giới, đang thay thế chiếc nón lá cồng kềnh, nhất là không phù hợp với lúc ngồi trên xe đạp, xe máy đi ngược gió, hay ở trên tàu xe.
Cũng xuất phát từ nhu cầu thực tế tiện lợi, lịch sử, đẹp, một xu hướng mặc theo kiểu Âu, áo sơ mi ngắn hoặc dài tay bằng vải kẻ, hoặc vải carô, quần vải dày màu sẫm đang phát triển không chỉ ở lớp thanh niên, mà cả ở người lớn tuổi, không chỉ ở nữ giới, mà cả nam giới.
Chú thích
(1)Trịnh Hoài Đức, Sđd, tập hạ, bản dịch Tu Trai Nguyễn Tạo, tr.6.

Không biết tự bao giờ nhắc đến áo bà ba người ta nghỉ ngay đến vẻ đẹp thuần hậu, mộc mạc, dịu dàng của người phụ nữ Nam Bộ.


Ngược dòng lịch sử, trở về mảnh đất Nam bộ thủa sơ khai, cũng là tìm về
gốc tích của chiếc áo bà ba. Không như người Bắc mặc váy, yếm hay áo tứ
thân... bộ y phục thường ngày của người Nam bộ thế kỷ XVIII là áo ngắn
và quần dài. Về sau đến thế kỷ XIX đã có sự cải tiến quan trọng cho bộ
y phục ban đầu ấy thành bộ y phục thông dụng mà chúng ta thấy ngày nay
đó là bộ quần áo có tên bà ba. Nhưng cũng có người lại cho rằng bộ bà
ba Nam bộ phỏng theo y phục của các nước lân cận nhờ quá trình giao lưu
văn hoá. Cụ thể hơn đó là kiểu trang phục của người "BaBa"- một nhóm
người Hoa sống trên đảo Pinang thuộc Malaysia ngày nay. Tuy nhiên,
chúng ta phải luôn khẳng định một điều rằng dù xuất xứ như thế nào thì
bộ bà ba đen, khăn rằn và nón lá đã kết hợp với nhau trở thành nét biểu
trưng đặc sắc cho vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp văn hoá của người phụ nữ Nam
bộ nói riêng và người phụ nữ Việt Nam.

Áo bà ba vốn là áo không cổ. Thân áo phía sau may bằng một mảnh vải
nguyên, thân trước gồm hai mảnh, ở giữa có hai dải khuy cài chạy dài từ
trên xuống. Áo chít eo, xẻ tà vừa phải ở hai bên hông. Độ dài của áo
chỉ trùm qua mông, gần như bó sát thân. Áo kết hợp với chiếc quần đen
dài chấm cổ chân hoặc gót chân đã làm đẹp thêm hình hài vóc dáng của
người phụ nữ với chiếc lưng ong nhẹ nhàng, thanh thoát, mềm mại.

Nếu so với các trang phục truyền thống trong và ngoài nước, thì có lẽ
áo bà ba Nam bộ là bộ trang phục đơn giản nhất. Sự khiêm tốn này phù
hợp với quan điểm sống của người Việt luôn đề cao sự giản dị, nền nã.
Chỉ thế thôi nhưng nó đã dệt nên những bản hoà tấu nhẹ nhàng trầm bổng
nối hai bờ quá khứ và hiện tại, làm nao lòng bao lữ khách qua đây.

Thủa xa xưa áo theo người đi đánh giặc, giữ nước, giữ nhà , cùng Bà
Định, Bà Điểm, cùng đội quân tóc dài trong phong trào Đồng Khởi, làm
nên câu hát du dương: "Chiếc áo bà ba trên dòng sông thăm thẳm. Thấp
thoáng con xuồng bé nhỏ đến mong manh. Nón lá đội nghiêng coi thường
con sống dữ. Hậu Giang ơi em vẫn đẹp ngàn đời". Ngày nay, ta có thể
thấy họ - những người con gái Nam bộ ấy đảm đang khi ra đồng, mềm mại
trên những chuyến đò ngang, thấp thoáng đâu đây bên những rặng dừa, gió
tung tà áo trên những chiếc cầu tre lắt lẻo hay bay bổng trong điệu hò
điệu lý.

Áo là biểu tượng, là tâm hồn, là kết tinh của quê hương xứ sở, là hồn
Việt trải qua mấy trăm năm kể từ khi cha ông ta khai phá mảnh đất
phương Nam. Nhưng ngày nay cái đẹp thuần khiết ấy, những sắc màu dung
dị ấy đang mai một dần đi. Cổ tròn, cổ tim hoặc cổ thìa vốn là đặc
trưng của áo bà ba nhưng giờ đây dưới bàn tay biến tấu của các nhà
thiết kế hoặc do sở thích cá nhân, cổ áo khi thấp, khi cao, khi trễ
nải, lúc hình vuông, hình lá, lúc khoét rộng hở hang. Độ dài rộng ngắn
hẹp của áo ư? Tuỳ thích! Ta biết đặc điểm của miền đất Nam bộ là nhiều
kênh rạch sông nước, thừa nắng gió nên phải chít eo và xe tà thấp thôi
để dù có đi làm hoặc đi chơi nắng gió sông nước chỉ đủ làm tung nhẹ tà
áo mà không để làm mất đi vẻ e ấp kín đáo của người phụ nữ. Nhưng giờ
đây người ta chít eo cao lên, vạt áo xe thật dài, xẻ thật cao gần về
phía nách. Chắc để hở chút eo, chút lườn cho bắt mắt chăng?


Y phục xưa thường nhuộm màu đen, màu nâu, bằng lá bàng, vở cây đà, cây
cóc hoặc trái dưa nưa (makloer). Từ một bộ bà ba đen ban đầu, theo thời
gian sở thích và nếp sinh hoạt thay đổi dần dần nó được hoàn thiện thêm
với đủ các cung bậc trầm bổng của màu sắc, hoạ tiết, hoa văn. Nhiều nhà
thiết kế, nhà tạo mẫu có tâm huyết, muốn kế thừa và phát huy truyền
thống của trang phục đã có những cải tiến, phá cách thành công để áo bà
ba không những sống trong đời sống hàng ngày mà nó còn sống trên sân
khấu thời trang, hoà nhịp cùng tiết điệu của cuộc sống hiện đại cùng
bạn bè năm châu. Nhưng lại cũng có không ít mẫu mang những kiểu dáng,
pha lẫn hoạ tiết, màu sắc, được cải biến một cách tuỳ tiện nếu không
muốn nói là lố lăng, làm giảm thậm chí mất đi cái đẹp tự thân của bộ bà
ba truyền thống (điều này ít nhiều xã xảy ra với áo dài, áo tứ thân,
những kiểu trang phục của dân tộc ít người...), hình ảnh bộ bà ba đen
nguyên sơ dân dã trở nên nhiều hình nhiều vẻ, loè loẹt sắc màu, thêu
thùa biết bao hoa lá rồng phượng. Khí hậu Nam bộ nóng nắng quanh năm
nên áo được may bằng chất liệu mềm, mát, thanh mảnh, nay được may bằng
những gấm những nhung. Các nhà thiết kế, nhà tạo mốt, trước khi thực
thi những ý tưởng sáng tạo nào đó nên chăng hãy để tâm một chút tìm
hiểu lịch sử, phong tục, phong cách sống, quan niệm về cái
Chân-Thiện-Mỹ của mỗi bộ y phục, mỗi dân tộc, mỗi xứ sở, để nắm được
cái hồn, cái nét đặc trưng của bộ y phục gốc để từ đó sẽ có những sự
biến tấu, cải biên phù hợp, không lạm dụng mà vẫn kế thừa bản sắc văn
hoá của dân tộc. Với áo bà ba nên chăng hãy chọn những hoạ tiết hoa văn
mềm mại, dịu dàng, những màu săc tươi mới vừa phải đủ để hoà vào vườn
hoa thời trang nhưng không làm mất đi vể đẹp riêng của áo?

Dù cuộc sống vội vã hơn, ồn ào hơn, dù thời gian có làm cho bao giá trị
thay đổi đi, nhưng đó đây trên con đường thời gian đằng đẵng, mẹ ta,
chị ta, em ta vẫn mặc chiếc áo ấy như một nét hồn quê vẫn còn ẩn hiện
đâu đây, vẫy gọi ta tìm về bên cõi nhớ...

Chiếc Áo Ba Và Cõi Nhớ Mênh Mông



Đó là buổi sáng ngày thứ Bảy ngày 11/7/2009 tại công viên San Lorenzo, thuộc thành phố King City. Ở đó có cuộc họp bạn của hàng ngàn Hướng đạo Việt Nam. Bắt đầu cuộc họp bạn là ngày Truyền Thống Văn Hóa được dàn dựng dưới tên Ngày Hội Làng do Liên Đoàn Bách Việt điều hợp. Trong ngày hội làng đó có đủ các sinh hoạt tiêu biểu của một ngày hội ở làng quê ngày xưa (có thể xưa khoảng từ 36 cho đến 100 năm.)

Các nét đặc thù của các miền đất Việt Nam được trưng bày, được trình diễn. Ở đó người ta thấy có các cô gái xứ Hà Thành (tức Thăng Long) trong chiếc
áo Tứ Thân, các anh đồ trong bộ the thâm tay cầm quạt, các chị nữ sinh xứ Thần Kinh với áo dài, tay che nghiêng vành nón lá “bài thơ”, những cô gái bận áo -ba cổ quấn chiếc khăn rằn…các
, các cô, các chị đều có dáng cách riêng, nét duyên dáng riệng….tiêu biểu cho mỗi miền đất nước.

Người tham dự cuộc vui ngày hội, xem múa lân, coi bói, xem hát chèo, ngâm thơ…người lớn thì hớn hở sống lại quang cảnh ngày xưa, trẻ em vui đùa vì được dịp nhìn thấy những điều lạ mắt.

Điều lạ mắt nhất đối với trẻ em chưa lần nào dự hội làng của VN… có lẽ là những bộ y phục. Các em bé đã hỏi cha mẹ, huynh trưởng… về những y phục lạ mắt. Trong một trò chơi có tên là Passport Game… với hàng trăm câu hỏi, trong đó có những câu mà các em cần trả lời như: Nước VN hình chữ gì? Ở đâu? Kể tên 3 thành phố chính của Việt Nam? Diễn tả 3 y phục truyền thống của 3 miền trong ngày Hội Làng Việt Nam, ….v.v.

Các Hướng Đạo Sinh lớn (18-20 tuổi) còn có thể biết, nhưng với các HĐS 6-10 tuổi thì…các câu hỏi tưởng chừng như đơn giản đã trở thành “bứt tóc, nhức đầu”.

- Một người lớn được hỏi đã cho các em biết đó là:
Áo Tứ Thân (miền Bắc) Áo Dài (miền Trung) và Áo Ba
(miền Nam)…

Những chiếc
áo Tứ Thân, Áo dài, Áo Ba
do những những người tham dự Hội Làng đang bày ra trước mắt các em nhỏ như là một câu trả lời cụ thể rất dễ hiểu.

- Nè
áo Tứ Thân là như vầy nè, có 4 thân như vầy nè, 2 vạt trước cột lại như vầy nè… áo dài là …là vì nó dài xuống tận gót chân nè, nó không ngắn cụt ở trên như áo
ngắn….nè…Thấy chưa?

Rất dễ thấy, rất dễ giải thích….cho đến chiếc
áo Ba thì bỗng dưng tắt tịt….người lớn cũng gải đầu, bứt tóc trước câu hỏi ngây thơ “Tại sao chiếc áo này gọi là Ba” “Sao hổng kếu bằng áo Ông Ba, áo
Tư…???” “Đàn ông cũng mặc đó kìa?”

Nước Việt Nam hình cong như chữ S (S shape), có 3 thành phố lớn ở 3 miền: Thăng Long (Hà Nội), Huế, Sài Gòn….những chiếc
áo
truyền thống của dân gian, những điệu hò câu hát được diễn lại trong ngày Hội Làng. Có ai giải đáp giúp các em trước những câu hỏi? Có lẽ cũng đã có…

Tôi có mặt trong ngày Hội, tôi “dung dăng dung dẻ, dắt trẻ đi chơi, đến cửa nhà trời…lạy cậu lạy mợ”. Tôi nghe được những câu hò

“mù u bông trắng, điên điển bông vàng…
bởi vì xa bậu nên hai hàng lệ rơi…”
“Đến đây xứ sở lạ lùng,
chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng ghê”

Làm sao một em bé sanh ra trên xứ người biết được vùng đất phương Nam ngày mở nước mới hơn 300 năm? Người lớn có khi còn “ú ớ” hà huống những đứa trẻ con.

Với chiếc “
áo ba
”, với giòng sông cửu long chảy ra chín cửa đã để lại trong lòng người đi khai hoang những hình ảnh thật khó quên…

Gần đây, có ông nhạc sĩ viết một bài ca…

Chiếc
áo ba
trên giòng sông thăm thẳm
Thấp thoáng con xuồng bé nhỏ mong manh
Nón lá đội nghiêng tóc dài con nước đổ
Hậu Giang ơi em vẫn đẹp ngàn đời

Nhớ chiếc xuồng xưa năm nào trên bến cũ
Thương lắm con đò ngồi đợi (câu hò réo gọi) khách sang sông
Áo
trắng xuồng đưa mắt cười em khẽ gọi
Người thương ơi em vẫn đợi chờ.

Đẹp quá quê hương hôm nay đẹp vô ngần
Về Sóc Trăng một ngày khai điệu lâm thôn
Ngày nắng thơm rơm xôn xao mùa lúa nhiều
Về bến Ninh Kiều thấy chàng đợi người yêu

Em xinh tươi trong chiếc
áo
baEm đi mau kẻo trễ chuyến phà đêm
Qua bến Bắc Cần Thơ

Cũng những chàng trai coi thường con sóng dữ
Bóng dáng yêu kiều của người gái thôn xưa
Đã ước hẹn nhau một ngày ta sum họp
Chờ bao lâu em vẫn đợi chờ

---
Hậu Giang ơi nước xuôi xuôi một dòng
Dẫu qua đây một lần
Nói sao cho vừa lòng
Nói sao cho vừa thương.
(Chiếc
Áo Ba
-Trần Thiện Thanh)

Chiếc
Áo Ba
…qua nhạc phẩm của Trần Thiện Thanh đã phổ biến trong nước đã cảm được nhiều tâm hồn đồng cảm … Một cô gái Sóc Trăng… có bài thơ như vầy

Nghe Bài Hát Chiếc
Áo
Ba
Giữa mênh mông trôi con xuồng nhỏ
Mái chèo khua sóng sánh chiều tà
"Chiếc
áo ba
trên dòng sông thăm thẳm"
Câu hát bổng trầm như điệu dân ca…

Ơi quê hương hai mùa mưa nắng
Dòng sông xanh xõa tóc biếc hàng dừa
Áo ba
chan hòa vành nón trắng
Dáng quê mình đẹp mãi tự ngàn xưa…

Chiếc
áo ba
của em, của chị
Rất đỗi thân thương, chân chất, dịu hiền
Như cánh cò bay suốt mùa không nghỉ
Mỗi chiếc xuồng duyên dáng một nàng tiên…

Chiếc
áo ba thuở nào mở đất
Thơm nắng phù sa thơm nét môi cười
Chiếc xuồng nhỏ đưa em về bên ấy
Nghe mái chèo khua dậy sóng hồn tôi…
(LÊ THỊ XUÂN HƯƠNG -Sóc Trăng)

ÁO BÀ BA
 
    Tự bao giờ áo bà ba
Đi vào câu hát dân ca quê mình
    Em xinh- cái dáng càng xinh
Áo bà ba nữa cho tình thêm say
    Hết tiền thiếu gạo đi vay
Chưa nhìn thấy áo nửa ngày đã mong
    Ai cho vay được nỗi lòng?
Vắng em chỉ biết nhìn dòng sông trôi
   
     Dịu dàng đến thế.Người ơi!
Để chiều sông Hậu lá rơi chạnh lòng
    Dòng sông thì rộng mênh mông
Áo em lại thắt eo hông làm gì
    Khen ai khéo chiết đường ly
Để cho tà áo thầm thì lời quê
    Diệu kỳ tà áo đam mê
Cho xuồng ba lá xuôi về bến mơ
 
    Áo tình và cũng áo thơ
Áo nên duyên, áo đợi chờ là em
    Chẳng ai chuốc rượu đưa men
Mà sao ra bến lại quên lối về?
                                               Bùi Văn Bồng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét