Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Chắc bạn chưa biết động vật ... như thế nào

Sự sống khởi đầu trên Trái đất khoảng 3,8 tỷ năm về trước, nhưng mãi sau hơn 2 tỷ năm thì x (tất nhiên không phải ở loài người) mới xuất hiện. Những câu chuyện tình, nói theo kiểu "niên đại địa chất" chỉ vừa mới xuất hiện "vài giờ" trước đây thôi. 

Cá voi xanh là loài thú lớn nhất thế giới, nên... "cái gì" cũng lớn!


X tốt vì cái gì nhỉ? Các nhà khoa học cũng không chắc chắn vì sinh sản vô tính là chiến lược tiến hoá tốt hơn về nhiều mặt.

1. Có loài tận dụng cả hai loại sinh sản: Loài giun đất mà người ta thường dùng làm thuốc kích dục, tên khoa học là Denrobaena rubida có cả cơ quan sinh dục đực và cái. Nếu chẳng tìm được bạn tình, loài giun ấy liền gập thân lại để bộ phận đực và cái của mình “giao lưu” với nhau và sinh con đẻ cái.


2. Mặc dù được tiếng là theo chế độ một vợ một chồng, chim cánh cụt cái cũng thỉnh thoảng ngoại tình, cặp bồ với một gã chim đực qua đường. Và anh chàng cũng phải trả “tình phí” đấy. Chỉ là những viên đá nàng cần để xây tổ.

Một vài nàng cánh cụt rất ma lanh, nhận “tình phí” mà chẳng chịu hy sinh tiết hạnh.
 


3. Loài khỉ vàng hung hãn có cách đặc biệt làm những con đực xuất tinh khi làm tình: hét thật to. Nếu con cái không la hét, con đực chẳng bao giờ đạt được cực khoái để phóng thả đội tinh binh.
Đóng


Vì sao chúng ta biết điều đó? Nhà linh trưởng học người Đức, bà Dana Pfefferle quan sát một nhóm khỉ vàng, đếm những con khỉ cái la hét và những con khỉ đực đang đẩy mạnh bộ xương chậu về phía trước. Bà thanh minh rằng sự quan sát của bà tuy "bất lịch sự" nhưng hãy thông cảm, vì đó là khoa học.

4. Con ăn kiến là một loài thú có vú nhưng lại đẻ trứng sống ở Australia và New Guinea. “Của quý” của của chim đực chẽ ra thành bốn nhánh, nhưng khi làm tình chỉ dùng hai nhánh một lần.
Đóng

5. Con “tàu ngầm tí hon” là tên các nhà khoa học đặt cho một loài bạch tuộc kích thước nhỏ và con cái to gấp vài lần con đực. Khi “giao lưu”, con đực bám lên con cái và thò cái “ấy” của mình (chỉ là một cái xúc tu cải tạo lại trong mùa sinh sản) vào cơ thể con cái. Xong việc nó để lại luôn trong đó làm kỷ niệm.


6. Hành động quan hệ tình dục đồng giới tồn tại ở 1.500 loài thú, cá, bò sát, chim và cả loài không xương sống nữa.

7. Con hai bố: Khi một chàng ngỗng đực đang ve vãn một chàng ngỗng đực khác, đôi khi một nàng ngỗng cái đi ngang qua bỗng xà vào, nằm bẹp xuống và lần lượt ân ái với cả hai chàng. Sau này khi lũ ngỗng con nở ra, hai chàng cùng chia sẻ trách nhiệm làm bố.


8. Khá nhiều hải âu có quan hệ đồng tính nữ, tất nhiên trứng mà cả hai cô nàng ô môi này đẻ ra đều không nở được thành con. Phải chăng đó là sự bày đặt của thiên nhiên để kiểm soát dân số?

9. Các nhà sinh học ĐH California tại San Francisco đã thí nghiệm cho những con ruồi giấm đực tiếp xúc với rượu cồn nồng độ cao. Kết quả là chúng sẽ có hoạt động tình dục quá mức và cố gắng thủ dâm vào cánh, kể cả với những con ruồi đực khác. Đôi khi, chúng mệt rã rời đến mức bất lực và quay ra săn đuổi nhau.

Khi nhốt lũ ruồi này vào không gian càng chật hẹp thì quan hệ tình dục của chúng càng giảm đi. Thêm một lý do để các nhà khoa học dùng ruồi giấm làm mô hình để nghiên cứu đối với con người.

10. Chỉ một số ít loài có xương sống có tư thế “giao lưu” mặt đối mặt như loài người. Đó là chuột cảnh hamster, hải ly và một vài chi của họ linh trưởng, như đười ươi và khỉ bonobo.
Bonobo Monkey & his Mom

11. Hôn nhau là chuyện hiếm hoi trong thế giới động vật. Loài duy nhất biết hôn nhau làm khúc dạo đầu cho việc ái ân là vẹt trán trắng. Sau khi anh ả há mỏ ra để tiếp xúc lưỡi, anh mớm bữa ăn trưa của mình vào họng của ả, dường như để bồi dưỡng.

Thói quen này chỉ tồn tại ở hai loài trong muôn loài: vẹt trán trắng và loài văn minh nhất thế giới là Homo sapiens (người).

12. Loài cá bơi dưới nước không ân ái như các loài trên cạn. Không hề có sự tiếp xúc giữa “cái ấy” của hai kẻ yêu đương. Tuy cũng tán tỉnh, cũng kích thích nhau nhưng việc thụ tinh lại ở bên ngoài: cá cái đẻ trứng, cá đực bơi theo và phun tinh trùng từ huyệt sinh dục ra bao bọc lấy trứng để thụ tinh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét