"Nhân chi sơ tánh bổn thiện - Tánh tương cận, Tập tương viễn"
Mạnh Tử
gửi bởi Pham Thi Van Phuong » 28 Tháng 11 2008 21:57
Theo Mạnh Tử thì “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”. Tuân Tử thì trái
lại với quan niệm của Mạnh Tử về bản chất con người vì ông cho rằng “con
người bẩm sinh có tính ác”.
Theo mình, con người lúc mới sinh ra chẳng thiện cũng chẳng ác. Nó ví như một mảnh giấy trắng tinh khôi. Viết gì, vẽ gì trên trang giấy ấy là do gia đình, xã hội mà thôi. Vì vậy, bản chất con người là trung tính, phần lớn đều do môi trường giáo dục mà nên. Không biết các bạn nghĩ sao?
Theo mình, con người lúc mới sinh ra chẳng thiện cũng chẳng ác. Nó ví như một mảnh giấy trắng tinh khôi. Viết gì, vẽ gì trên trang giấy ấy là do gia đình, xã hội mà thôi. Vì vậy, bản chất con người là trung tính, phần lớn đều do môi trường giáo dục mà nên. Không biết các bạn nghĩ sao?
gửi bởi lu anh thu » 02 Tháng 12 2008 15:52
“Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền
Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Hồ Chí Minh từng đưa ra quan niệm về bản tính hiền dữ của con người. Theo đó, nhân cách con người là cái được hình thành chứ không phải là cái được sinh ra, bất biến. Qua đó cho thấy giáo dục có ý nghĩa quyết định đối với nhân cách con người. Nhưng xét cho cùng, giáo dục chỉ là một yếu tố then chốt chứ không phải là yếu tố duy nhất trong sự hình thành nhân cách con người (“phần nhiều”). Nói như thế có nghĩa là ta vẫn không thể phủ nhận sự chi phối của các tác nhân khác: bẩm sinh – di truyền và ý chí, nỗ lực của mỗi cá nhân trong tính “hiền – dữ” của con người.
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền
Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Hồ Chí Minh từng đưa ra quan niệm về bản tính hiền dữ của con người. Theo đó, nhân cách con người là cái được hình thành chứ không phải là cái được sinh ra, bất biến. Qua đó cho thấy giáo dục có ý nghĩa quyết định đối với nhân cách con người. Nhưng xét cho cùng, giáo dục chỉ là một yếu tố then chốt chứ không phải là yếu tố duy nhất trong sự hình thành nhân cách con người (“phần nhiều”). Nói như thế có nghĩa là ta vẫn không thể phủ nhận sự chi phối của các tác nhân khác: bẩm sinh – di truyền và ý chí, nỗ lực của mỗi cá nhân trong tính “hiền – dữ” của con người.
gửi bởi HenTu » 03 Tháng 12 2008 10:41
Đúng là Mạnh Tử có đưa ra quy tắc: con người bẩm sinh là thiện, xã
hội loạn không phải do dân mà do chính quyền tệ hại, tàn bạo. Do đó, ông
kết luận: các triết gia (tức bậc hiền nhân) phải làm vua, hoặc ít nhất
thì các vua chúa cũng phải có đức mới được. Ông còn chủ trương lập một
chính quyền gồm toàn những người tốt nhất.
Bạn Pham Thi Van Phuong nói “con người lúc mới sinh ra chẳng thiện cũng chẳng ác. Nó ví như một mảnh giấy trắng tinh khôi. Viết gì, vẽ gì trên trang giấy ấy là do gia đình, xã hội mà thôi. Vì vậy, bản chất con người là trung tính, phần lớn đều do môi trường giáo dục mà nên”.
Khi bạn nói “một mảnh giấy trắng tinh khôi” là tôi liên tưởng đến sự trong sạch, ngây thơ, hồn nhiên, trinh trắng, không chút vẫn đục… Và thật vậy, nếu mảnh giấy ấy đen đúa, dơ bẩn… thì làm sao có thể viết được lên trên đó; mà nến có viết được thì chắc cũng chẳng đọc được! Như thế, dường như trong lúc không đồng tình với Mạnh Tử về bản tính thiện của con người, hay đúng hơn là giữ lập trường “trung tính”, bạn đã ½ đồng tình với vị Á Thánh Trung Hoa này rồi.
Chính cuộc đời Mạnh Tử cũng là một minh hoạ cho “tờ giấy trắng tâm hồn” con người: Thân mẫu ông đã phải 3 lần dời chỗ ở vì đứa con thơ của mình. Lần đầu vì ở gần một nghĩa địa, cậu con bắt chước người ta đào huyệt, làm lễ chôn cất; lần thứ nhì vì ở gần một lò sát sinh, cậu bắt chước tiếng kêu của các con vật bị thọc tiết; lần thứ ba vì ở gần chợ, cậu cũng bắt chước thói con buôn (thật thà cũng thể con buôn, thương nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng); sau cùng kiếm được một nơi ở gần trường học, cụ mới yên tâm.
Bạn Lu Anh Thu có trích bài thơ của Hồ Chí Minh và đưa ra nhận định: “nhân cách con người là cái được hình thành chứ không phải là cái được sinh ra, bất biến”. Mình đồng ý vậy. Nhưng ở đây bàn đến “bản tính” (tính gốc, tính vốn có) hơn là “nhân cách”. “Bản tính” con người thì khác “bản tính” thú rừng. Và cuối cùng bạn đã đưa ra chính kiến: “giáo dục có ý nghĩa quyết định đối với nhân cách con người”.
Mình có ý nghĩ tương tự, nhưng không đến nổi “quyết định”, bởi vì khi gặp nghịch cảnh, người ta vẫn “gần bùn mà chẳng tanh hôi mùi bùn”.
Có lẽ khi chủ trương “nhân chi sơ tính bổn thiện”, Mạnh Tử muốn nhấn mạnh đến truyền thống “thiên nhân tương dữ” của Trung Hoa: tính thiện của người là do được dự phần vào tính thiện của trời?
Bạn Pham Thi Van Phuong nói “con người lúc mới sinh ra chẳng thiện cũng chẳng ác. Nó ví như một mảnh giấy trắng tinh khôi. Viết gì, vẽ gì trên trang giấy ấy là do gia đình, xã hội mà thôi. Vì vậy, bản chất con người là trung tính, phần lớn đều do môi trường giáo dục mà nên”.
Khi bạn nói “một mảnh giấy trắng tinh khôi” là tôi liên tưởng đến sự trong sạch, ngây thơ, hồn nhiên, trinh trắng, không chút vẫn đục… Và thật vậy, nếu mảnh giấy ấy đen đúa, dơ bẩn… thì làm sao có thể viết được lên trên đó; mà nến có viết được thì chắc cũng chẳng đọc được! Như thế, dường như trong lúc không đồng tình với Mạnh Tử về bản tính thiện của con người, hay đúng hơn là giữ lập trường “trung tính”, bạn đã ½ đồng tình với vị Á Thánh Trung Hoa này rồi.
Chính cuộc đời Mạnh Tử cũng là một minh hoạ cho “tờ giấy trắng tâm hồn” con người: Thân mẫu ông đã phải 3 lần dời chỗ ở vì đứa con thơ của mình. Lần đầu vì ở gần một nghĩa địa, cậu con bắt chước người ta đào huyệt, làm lễ chôn cất; lần thứ nhì vì ở gần một lò sát sinh, cậu bắt chước tiếng kêu của các con vật bị thọc tiết; lần thứ ba vì ở gần chợ, cậu cũng bắt chước thói con buôn (thật thà cũng thể con buôn, thương nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng); sau cùng kiếm được một nơi ở gần trường học, cụ mới yên tâm.
Bạn Lu Anh Thu có trích bài thơ của Hồ Chí Minh và đưa ra nhận định: “nhân cách con người là cái được hình thành chứ không phải là cái được sinh ra, bất biến”. Mình đồng ý vậy. Nhưng ở đây bàn đến “bản tính” (tính gốc, tính vốn có) hơn là “nhân cách”. “Bản tính” con người thì khác “bản tính” thú rừng. Và cuối cùng bạn đã đưa ra chính kiến: “giáo dục có ý nghĩa quyết định đối với nhân cách con người”.
Mình có ý nghĩ tương tự, nhưng không đến nổi “quyết định”, bởi vì khi gặp nghịch cảnh, người ta vẫn “gần bùn mà chẳng tanh hôi mùi bùn”.
Có lẽ khi chủ trương “nhân chi sơ tính bổn thiện”, Mạnh Tử muốn nhấn mạnh đến truyền thống “thiên nhân tương dữ” của Trung Hoa: tính thiện của người là do được dự phần vào tính thiện của trời?
gửi bởi lu anh thu » 03 Tháng 12 2008 10:52
Hehe. Topic của Vanphuong nhưng em phải "xông" vô bênh vực em thui.
Em có nói "giáo dục có ý nghĩa quyết định" nhưng cũng có nói:
"Nhưng xét cho cùng, giáo dục chỉ là một yếu tố then chốt chứ không phải là yếu tố duy nhất trong sự hình thành nhân cách con người ("phần nhiều”). Nói như thế có nghĩa là ta vẫn không thể phủ nhận sự chi phối của các tác nhân khác: bẩm sinh – di truyền và ý chí, nỗ lực của mỗi cá nhân trong tính “hiền – dữ” của con người"
...tức là không loại trừ, phủ nhận ý chí, nỗ lực của con người luôn biết vượt lên hoàn cảnh.
Nhưng ý chí, nỗ lực ấy em nghĩ cũng một phần do giáo dục mang lại.
"Nhưng xét cho cùng, giáo dục chỉ là một yếu tố then chốt chứ không phải là yếu tố duy nhất trong sự hình thành nhân cách con người ("phần nhiều”). Nói như thế có nghĩa là ta vẫn không thể phủ nhận sự chi phối của các tác nhân khác: bẩm sinh – di truyền và ý chí, nỗ lực của mỗi cá nhân trong tính “hiền – dữ” của con người"
...tức là không loại trừ, phủ nhận ý chí, nỗ lực của con người luôn biết vượt lên hoàn cảnh.
Nhưng ý chí, nỗ lực ấy em nghĩ cũng một phần do giáo dục mang lại.
gửi bởi TOTO » 03 Tháng 12 2008 22:59
Trong chủ đề này, chị nghĩ Văn Phương cũng nên phân định rõ ràng giữa bản chất, nhân cách, bản tính và tích cách của con người.
Chị đồng ý với ý kiến của Anh Thư "nhân cách con người là cái được hình thành chứ không phải là cái được sinh ra, bất biến" Nhưng không đồng ý với ý kiến những nỗ lực của con người một phần là do giáo dục. Điều đó không sai nhưng chưa chắc đúng. Thực tế cuộc sống cho thấy, có rất nhiều được hưởng sự giáo dục rất tốt từ phía gia đình, nhà trường nhưng rõ ràng sự sa ngã vẫn cứ tìm đến họ. Nhưng cũng có những người bị vứt ra đời từ rất sớm nhưng họ vẫn sống rất tốt dù không nhận được bất cứ sự giáo dục nào. Điều này có lý giải như thế nào nhỉ?
Và cuối cùng, tho nhưmình h nghĩ nhân cách của một con người được hình thành thì có rất nhiều yếu tố chi phối: ngoài sự giáo dục của gia đình, sự nỗ lực, phấn đấu, ý chí vươn lên của con người(sự vận động của chính bản thân mỗi người) thì môi trường xung quanh (xã hội)cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng. Điều đó chúng ta thấy rất rõ ràng qua ví dụ của bạn Hen Tu về câu chuyện mẹ Mạnh Tử ba lần chuyển nhà để con được tiếp cận với môi trường học tập và tu dưỡng tốt nhất, bà đã chọn nơi ở gần trường học.
Chị đồng ý với ý kiến của Anh Thư "nhân cách con người là cái được hình thành chứ không phải là cái được sinh ra, bất biến" Nhưng không đồng ý với ý kiến những nỗ lực của con người một phần là do giáo dục. Điều đó không sai nhưng chưa chắc đúng. Thực tế cuộc sống cho thấy, có rất nhiều được hưởng sự giáo dục rất tốt từ phía gia đình, nhà trường nhưng rõ ràng sự sa ngã vẫn cứ tìm đến họ. Nhưng cũng có những người bị vứt ra đời từ rất sớm nhưng họ vẫn sống rất tốt dù không nhận được bất cứ sự giáo dục nào. Điều này có lý giải như thế nào nhỉ?
Và cuối cùng, tho nhưmình h nghĩ nhân cách của một con người được hình thành thì có rất nhiều yếu tố chi phối: ngoài sự giáo dục của gia đình, sự nỗ lực, phấn đấu, ý chí vươn lên của con người(sự vận động của chính bản thân mỗi người) thì môi trường xung quanh (xã hội)cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng. Điều đó chúng ta thấy rất rõ ràng qua ví dụ của bạn Hen Tu về câu chuyện mẹ Mạnh Tử ba lần chuyển nhà để con được tiếp cận với môi trường học tập và tu dưỡng tốt nhất, bà đã chọn nơi ở gần trường học.
gửi bởi honomushi » 04 Tháng 12 2008 17:17
Theo như tâm lý học thì nhân cách con người được hình thành và phát
triển bởi 4 yếu tố :di truyền, môi trường, giáo dục , ý thức của cá
nhân.
Di truyền sẽ đóng vai trò nền tảng, cơ sở.
Môi trường có ảnh hưởng quan trọng
Giáo dục đóng vai trò chủ đạo
Ý thức của cá nhân giữ vai trò quyết định.
Một cá nhân dù được sinh ra trong 1 gia đình tốt(di truyen), học ở 1 truong tốt, nhận sự giáo dục day du nhung ý thuc cá nhân kém, ko chịu học tập, thích chơi va bắt trước bạn bè xấu thì khó mà trở thành nguoi tot.
Giáo duc đóng vai trò chủ đao nhưng ko quyết định . Bác Ho đã từng nói:
"hiện ác phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên"
Phần nhiều -vai trò chủ yếu là do giáo dục nhưng phần ít là do các yếu tố khác nhu di truyền, môi trường, ý thức cá nhân.
Di truyền sẽ đóng vai trò nền tảng, cơ sở.
Môi trường có ảnh hưởng quan trọng
Giáo dục đóng vai trò chủ đạo
Ý thức của cá nhân giữ vai trò quyết định.
Một cá nhân dù được sinh ra trong 1 gia đình tốt(di truyen), học ở 1 truong tốt, nhận sự giáo dục day du nhung ý thuc cá nhân kém, ko chịu học tập, thích chơi va bắt trước bạn bè xấu thì khó mà trở thành nguoi tot.
Giáo duc đóng vai trò chủ đao nhưng ko quyết định . Bác Ho đã từng nói:
"hiện ác phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên"
Phần nhiều -vai trò chủ yếu là do giáo dục nhưng phần ít là do các yếu tố khác nhu di truyền, môi trường, ý thức cá nhân.
gửi bởi Pham Thi Van Phuong » 04 Tháng 12 2008 21:28
Mình vẫn giữ lập trường "trung tính" nhưng khi dùng hình tượng tơ
giấy trắng khiến bạn hentu lại nghĩ rằng mình đang nghiên về tính thiện
trong bẩm sinh nhiều hơn. Có thể đó là một hình tượng chưa thực sự chính
xác. Phần này xin ghi nhận góp ý của hentu.
Mình rất tán thành ý kiến rằng ngoài giáo dục ra, con người còn chịu nhiều tác động của yếu tố khác.Có bài cho rằng ý thức bản thân mới là yếu tố quyết định như bạn đưa ra ví dụ một người sinh ra trong một gia đình tốt, môi trường tốt và giáo dục cũng tốt luôn nhưng do ý thức kém nên cũng trở nên xấu. Mình thấy trường hợp này không nhiều. Những cậu ấm, cô chiêu thường rơi vào "cạm bẫy" của xã hội phần lớn là do thiếu sự giáo dục cả. Nói về ý thức cá nhân thì có người không có, có người có ít, có người có nhiều. Nhưng trong quá trình trưởng thành nếu giáo dục phát huy hết vai trò của nó thì cũng góp phần hình thành hoặc nâng cao ý thức cá nhân. Vì vậy, với mình giáo dục vẫn là một yếu tố quyết định trong mối quan hệ với các yếu tố còn lại.
Mình rất tán thành ý kiến rằng ngoài giáo dục ra, con người còn chịu nhiều tác động của yếu tố khác.Có bài cho rằng ý thức bản thân mới là yếu tố quyết định như bạn đưa ra ví dụ một người sinh ra trong một gia đình tốt, môi trường tốt và giáo dục cũng tốt luôn nhưng do ý thức kém nên cũng trở nên xấu. Mình thấy trường hợp này không nhiều. Những cậu ấm, cô chiêu thường rơi vào "cạm bẫy" của xã hội phần lớn là do thiếu sự giáo dục cả. Nói về ý thức cá nhân thì có người không có, có người có ít, có người có nhiều. Nhưng trong quá trình trưởng thành nếu giáo dục phát huy hết vai trò của nó thì cũng góp phần hình thành hoặc nâng cao ý thức cá nhân. Vì vậy, với mình giáo dục vẫn là một yếu tố quyết định trong mối quan hệ với các yếu tố còn lại.
gửi bởi carot » 04 Tháng 12 2008 21:53
Quả thật giáo dục đóng vai trò chủ đạo nhưng thực tế con người là
tổng hòa các mối quan hệ xã hội, con người sinh ra vốn dĩ là từ giấy
trắng (nói thẳng ra là phần con nhiều hơn, con người chưa mang tính xã
hội), nhưng khi lớn dần theo thời gian, qua sự trưởng thành, phát triển
và va chạm thì phần người sẽ rõ hơn. Theo mình nói con người sinh ra vốn
là thiện hay ác thì cũng chưa hẳn đúng (vì có thể nghe theo giống duy
tâm chủ quan quá), tất cả các yếu tố giáo dục, nhận thức và lối sống mới
thật sự thể hiện được bản chất của con người.
gửi bởi ngantam_ca08 » 08 Tháng 12 2008 13:07
Thấy mọi người trao đổi sôi nổi, em cũng muốn chung vui chút chút.
Em có suy nghĩ hơi khác, không biết có đúng không? Mong mọi người giúp
em.
Theo em nghĩ, con người sinh ra vốn có tiềm ẩn cả tính thiện lẫn ác trong con người, nhưng cái "thiện ác" này được tiềm ẩn. Khi lớn lên, nhân cách được hình thành dần dần, "tốt xấu", "thiện ác" là do tác động của ngoại cảnh, đó có thể là giáo dục, môi trường sống, hay gặp những hoàn cảnh khó khăn, thuận lợi trong cuộc sống. Nói chung, ngoại cảnh bên ngoài chỉ có tác dụng "đánh thức" cái tính thiện hay ác đang tiềm ẩn trong mỗi con người. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, tác động tích cực thì con người sẽ có cách nghĩ tích cực, cái thiện được đáng thức. VÀ ngược lại.
Em nghĩ điều này có thể giải thích được câu hỏi mà TOTO đã nói phía trên.
Mong mọi người chỉ giáo.
Theo em nghĩ, con người sinh ra vốn có tiềm ẩn cả tính thiện lẫn ác trong con người, nhưng cái "thiện ác" này được tiềm ẩn. Khi lớn lên, nhân cách được hình thành dần dần, "tốt xấu", "thiện ác" là do tác động của ngoại cảnh, đó có thể là giáo dục, môi trường sống, hay gặp những hoàn cảnh khó khăn, thuận lợi trong cuộc sống. Nói chung, ngoại cảnh bên ngoài chỉ có tác dụng "đánh thức" cái tính thiện hay ác đang tiềm ẩn trong mỗi con người. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, tác động tích cực thì con người sẽ có cách nghĩ tích cực, cái thiện được đáng thức. VÀ ngược lại.
Em nghĩ điều này có thể giải thích được câu hỏi mà TOTO đã nói phía trên.
Mong mọi người chỉ giáo.
gửi bởi pham thi bich hang » 31 Tháng 12 2008 08:31
BÀN VỀ “NHÂN CHI SƠ TÍNH BỔN THIỆN”
Trong những bài tôi đọc được trên diễn đàn, các anh chị đã nêu lên hai chiều hướng quan niệm của cả Mạnh Tử và Tuân Tử.
Theo tôi, khi bàn về vấn đề này, tôi thích quan niệm của Lão Tử hơn. Lão Tử không đánh giá cao sự thông thái của Nho gia. Một sự thông thái thiên về lý trí. Bởi lẽ lý trí có đặc tính tách cái này ra khỏi cái khác rồi lại hệ thống hóa chúng. Lý trí tạo ranh giới giữa các sự vật, tạo nên sự đối lập giữa chúng. Song thực tế thì mọi vật hòa tan trong một cái trọn vẹn.
Lão Tử coi trọng Đạo vì Đạo cao hơn đức. Ông cho rằng : chữ đức xác định sự đối lập giữa cái tốt và cái xấu còn Đạo lớn vượt ra khỏi ranh giới cái thiện và cái ác.
Với ông, thiện và ác chỉ là tương đối, chúng quy định lẫn nhau, không có cái thiện tuyệt đối hay cái ác tuyệt đối. Một cái được gọi là thiện khi nó ở cạnh một cái không thiện; một cái được gọi là đẹp khi nó ở gần cái xấu hay một cái được xem là xấu khi nó ở cạnh cái đẹp hơn.
Do đó, mọi thứ chỉ là tương đối. Tôi cho rằng : trong một con người có cả thiện và ác. Người được xem là thiện khi họ biết kiềm chế cái ác và làm cho cái thiện được lớn lên; còn người được xem là ác khi họ cứ để cho cái ác lấn át cái thiện. Tôi rất tâm đắc một ý tưởng trong triết lý nhà Phật : “gieo hành động sẽ gặt thói quen, gieo thói quen sẽ gặt tính cách, gieo tính cách sẽ gặt định mệnh”. Nếu bạn nói dối và sự nói dối đem lại hiệu quả, bạn sẽ tin vào hiệu năng của lời nói dối và lần sau bạn tiếp tục nói dối… cứ như thế nói dối sẽ thành thói quen, thói quen lâu ngày sẽ thành tính cách của bạn và cuối cùng bạn sẽ lãnh những hậu quả không mong muốn từ nói dối mang lại.
Phạm Thị Bích Hằng K.7
Trong những bài tôi đọc được trên diễn đàn, các anh chị đã nêu lên hai chiều hướng quan niệm của cả Mạnh Tử và Tuân Tử.
Theo tôi, khi bàn về vấn đề này, tôi thích quan niệm của Lão Tử hơn. Lão Tử không đánh giá cao sự thông thái của Nho gia. Một sự thông thái thiên về lý trí. Bởi lẽ lý trí có đặc tính tách cái này ra khỏi cái khác rồi lại hệ thống hóa chúng. Lý trí tạo ranh giới giữa các sự vật, tạo nên sự đối lập giữa chúng. Song thực tế thì mọi vật hòa tan trong một cái trọn vẹn.
Lão Tử coi trọng Đạo vì Đạo cao hơn đức. Ông cho rằng : chữ đức xác định sự đối lập giữa cái tốt và cái xấu còn Đạo lớn vượt ra khỏi ranh giới cái thiện và cái ác.
Với ông, thiện và ác chỉ là tương đối, chúng quy định lẫn nhau, không có cái thiện tuyệt đối hay cái ác tuyệt đối. Một cái được gọi là thiện khi nó ở cạnh một cái không thiện; một cái được gọi là đẹp khi nó ở gần cái xấu hay một cái được xem là xấu khi nó ở cạnh cái đẹp hơn.
Do đó, mọi thứ chỉ là tương đối. Tôi cho rằng : trong một con người có cả thiện và ác. Người được xem là thiện khi họ biết kiềm chế cái ác và làm cho cái thiện được lớn lên; còn người được xem là ác khi họ cứ để cho cái ác lấn át cái thiện. Tôi rất tâm đắc một ý tưởng trong triết lý nhà Phật : “gieo hành động sẽ gặt thói quen, gieo thói quen sẽ gặt tính cách, gieo tính cách sẽ gặt định mệnh”. Nếu bạn nói dối và sự nói dối đem lại hiệu quả, bạn sẽ tin vào hiệu năng của lời nói dối và lần sau bạn tiếp tục nói dối… cứ như thế nói dối sẽ thành thói quen, thói quen lâu ngày sẽ thành tính cách của bạn và cuối cùng bạn sẽ lãnh những hậu quả không mong muốn từ nói dối mang lại.
Phạm Thị Bích Hằng K.7
gửi bởi mituot » 31 Tháng 12 2008 17:59
Phân tích của chị Bích Hằng rất sâu sắc. Ác và thiện vốn tiềm ẩn
trong mỗi cá nhân và rất tương đối. Khi nhận định một hành động, một
người nào đó là “ác” hay “thiện” thì phải dựa vào rất nhiều yếu tố: họ
làm điều ấy vì cái gì, vì thiểu số hay đa số, vì cá nhân hay tập thể…
Thế nên, một kẻ giết người chưa hẳn đã là người ác, một kẻ cứu người
cũng chưa chắc đã là người thiện. Ngay chính bản thân ta, đôi khi thấy
việc xấu, việc ác mà vẫn làm (mặc dù đã được giáo dục đó là “ác”), khi
cần thiết phải giúp đỡ người khác thì lại làm ngơ (tuy biết rõ ràng đó
là việc “thiện”).
Con người quả là một sinh vật phức tạp. Giáo dục, chỉ có thể đóng một vai trò quan trọng, chứ không thể quyết định bản tính của con người.
Nguyễn Thị Lệ Huyền – VHH K8
Con người quả là một sinh vật phức tạp. Giáo dục, chỉ có thể đóng một vai trò quan trọng, chứ không thể quyết định bản tính của con người.
Nguyễn Thị Lệ Huyền – VHH K8
gửi bởi sinan » 01 Tháng 1 2009 17:40
Còn theo Duy thức học Phật giáo thì trong mỗi con người đều chứa những chủng tử (hạt giống) thiện ác rồi.
Và tùy vào hoàn cảnh mà nó có khởi hiện lên hay nằm sâu dưới tàng thức.
Và tùy vào hoàn cảnh mà nó có khởi hiện lên hay nằm sâu dưới tàng thức.
gửi bởi phanthimaianh_hvchk9 » 02 Tháng 1 2009 01:11
Nghe các anh chị bàn tán sôi nổi về đề tài này, em cũng muốn góp
đôi lời phiếm luận, vì thực ra câu hỏi này cũng luôn day dứt trong em
suốt thời gian qua! Con người bản chất, khi vừa lọt lòng chào đời có
"bổn thiện" hay không?
Không biết anh chị có bao giờ đặt câu hỏi hay cảm thấy thắc mắc là những đứa trẻ ra đời, có đứa thì khóc rất to, rất ngoa, nhưng cũng có đứa phải đợi cô y tá vỗ vào đùi mới chịu khóc, có khi chỉ khóc ti tỉ, thậm chí có em bé cũng… không chịu khóc. Rồi khi các em lên 2, lên 3, khi có người chọc các em, có em sẽ khóc, có em sẽ giơ tay đánh lại, có bé lại tỉnh bơ bơ và dường như không quan tâm đến. Phải nói rõ là khi ấy thì sự giáo dục chưa tác động nhiều đến các em, vì các em chưa thể cảm nhận hoặc nghe được những lời dạy bảo của bố mẹ, người lớn. Lớn lên, cũng là anh em trong một nhà, cùng nhận được sự giáo dục của bố mẹ, cùng được học hành như nhau, nhưng có đứa thì rất nóng tính, hiếu thắng, nhưng cũng có đứa nhường nhịn, lành tính hơn… Vậy câu trả lời cho hiện tượng này là gì?
Có thể nói, giáo dục là một yếu tố vô cùng quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định. Giáo dục chỉ có thể giúp người ta hiểu biết hơn, sống “người” hơn và biết kiềm chế những bản năng thú tính lại, chứ không thể quyết định đến nhân cách của một con người. Cũng như loài động vật, nó không có ý thức như con người, nhưng con hổ sinh ra bản năng là biết săn mồi, con cá sinh ra bản năng là biết bơi (dù đâu ai dạy nó bơi?)… Nói như vậy chỉ để nhấn mạnh rằng: mỗi người sinh ra đều có một bản năng và tố chất riêng, và không phải ai sinh ra cũng “bổn thiện”. Đứa trẻ mới lên 3 bị người lớn chọc mà biết giơ tay đánh lại (dù không có bố mẹ nào bày) thì đó là bản năng của nó, và nó có lẽ sẽ “dữ dằn” hơn cái đứa chỉ khóc. Đứa trẻ 3 tuổi bị ngã đau nhưng không hề khóc hẳn sẽ “lỳ” hơn cái đứa bé khóc ầm ĩ khi bị ngã… Như vậy, mỗi đứa trẻ khi được sinh ra trên đời đều đã có sẵn những cá tính riêng, có thể hiền, dữ, lỳ, im lặng, nhường… (nên dân gian đã nói “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”). Có điều, theo thời gian, khi đứa trẻ lớn lên, hấp thụ được sự giáo dục của gia đình và xã hội thì những tính cách mang tính chất bản năng đó sẽ có những sự thay đổi, điều chỉnh mà thôi. Mà ở đây ta đang bàn đến “nhân chi sơ tính bổn thiện”, tức là muốn đặt vấn đề rằng con người lúc vừa mới sinh ra có phải vốn dĩ là “thiện” không, thì câu trả lời với em là: chưa chắc! Có nhiều người sinh ra bản tính đã “hung” rồi. Cũng có nhiều người khi còn nhỏ thì bản tính “hung” ấy chưa bộc lộ, nhưng khi trưởng thành thì nó bộc lộ ra rõ ràng, thì đừng vội đổ lỗi cho giáo dục. Chẳng qua bản tính “hung” ấy bấy lâu được che đậy, giống như một con sóng ngầm, chực chờ cơ hội là cuộn lên mà thôi!
Ta vẫn muốn tin vào bản chất lương thiện, bản ngã tốt đẹp của con người, nhưng cũng có lúc cần tỉnh táo và nhìn thẳng vào sự thật, rằng không phải ai sinh ra cũng được trời phú cho một bản chất tốt đẹp. Vì bên cạnh phần “người” bao giờ cũng vẫn tồn tại phần “con”. Cũng chính vì thế nên mới cần đến giáo dục, để phần “con” được hạ thấp, phần “người” được nâng lên!
Trên đây là một vài thiển ý của em!
Không biết anh chị có bao giờ đặt câu hỏi hay cảm thấy thắc mắc là những đứa trẻ ra đời, có đứa thì khóc rất to, rất ngoa, nhưng cũng có đứa phải đợi cô y tá vỗ vào đùi mới chịu khóc, có khi chỉ khóc ti tỉ, thậm chí có em bé cũng… không chịu khóc. Rồi khi các em lên 2, lên 3, khi có người chọc các em, có em sẽ khóc, có em sẽ giơ tay đánh lại, có bé lại tỉnh bơ bơ và dường như không quan tâm đến. Phải nói rõ là khi ấy thì sự giáo dục chưa tác động nhiều đến các em, vì các em chưa thể cảm nhận hoặc nghe được những lời dạy bảo của bố mẹ, người lớn. Lớn lên, cũng là anh em trong một nhà, cùng nhận được sự giáo dục của bố mẹ, cùng được học hành như nhau, nhưng có đứa thì rất nóng tính, hiếu thắng, nhưng cũng có đứa nhường nhịn, lành tính hơn… Vậy câu trả lời cho hiện tượng này là gì?
Có thể nói, giáo dục là một yếu tố vô cùng quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quyết định. Giáo dục chỉ có thể giúp người ta hiểu biết hơn, sống “người” hơn và biết kiềm chế những bản năng thú tính lại, chứ không thể quyết định đến nhân cách của một con người. Cũng như loài động vật, nó không có ý thức như con người, nhưng con hổ sinh ra bản năng là biết săn mồi, con cá sinh ra bản năng là biết bơi (dù đâu ai dạy nó bơi?)… Nói như vậy chỉ để nhấn mạnh rằng: mỗi người sinh ra đều có một bản năng và tố chất riêng, và không phải ai sinh ra cũng “bổn thiện”. Đứa trẻ mới lên 3 bị người lớn chọc mà biết giơ tay đánh lại (dù không có bố mẹ nào bày) thì đó là bản năng của nó, và nó có lẽ sẽ “dữ dằn” hơn cái đứa chỉ khóc. Đứa trẻ 3 tuổi bị ngã đau nhưng không hề khóc hẳn sẽ “lỳ” hơn cái đứa bé khóc ầm ĩ khi bị ngã… Như vậy, mỗi đứa trẻ khi được sinh ra trên đời đều đã có sẵn những cá tính riêng, có thể hiền, dữ, lỳ, im lặng, nhường… (nên dân gian đã nói “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”). Có điều, theo thời gian, khi đứa trẻ lớn lên, hấp thụ được sự giáo dục của gia đình và xã hội thì những tính cách mang tính chất bản năng đó sẽ có những sự thay đổi, điều chỉnh mà thôi. Mà ở đây ta đang bàn đến “nhân chi sơ tính bổn thiện”, tức là muốn đặt vấn đề rằng con người lúc vừa mới sinh ra có phải vốn dĩ là “thiện” không, thì câu trả lời với em là: chưa chắc! Có nhiều người sinh ra bản tính đã “hung” rồi. Cũng có nhiều người khi còn nhỏ thì bản tính “hung” ấy chưa bộc lộ, nhưng khi trưởng thành thì nó bộc lộ ra rõ ràng, thì đừng vội đổ lỗi cho giáo dục. Chẳng qua bản tính “hung” ấy bấy lâu được che đậy, giống như một con sóng ngầm, chực chờ cơ hội là cuộn lên mà thôi!
Ta vẫn muốn tin vào bản chất lương thiện, bản ngã tốt đẹp của con người, nhưng cũng có lúc cần tỉnh táo và nhìn thẳng vào sự thật, rằng không phải ai sinh ra cũng được trời phú cho một bản chất tốt đẹp. Vì bên cạnh phần “người” bao giờ cũng vẫn tồn tại phần “con”. Cũng chính vì thế nên mới cần đến giáo dục, để phần “con” được hạ thấp, phần “người” được nâng lên!
Trên đây là một vài thiển ý của em!
gửi bởi HenTu » 03 Tháng 1 2009 22:35
Trước Mạnh Tử và Tuân Tử, Đặng Tích đã dạy rằng: thiện và ác là vấn đề tương đối.
Ông đưa ra rất nhiều lý lẽ để bênh vực thuyết của mình, cũng như làm
“thầy cãi” cho những ai chịu trả tiền cho ông: bất luận phải trái, ông
đều cãi cho hết…
Một người giàu có ở cùng quê với Đặng Tích bị chết đuối. Người kia vớt được xác lên, bắt gia đình kẻ bất hạnh phải trả tiền rồi mới giao xác. Họ hỏi Đặng Tích, ông khuyên: mặc hắn, cứ thủng thỉnh, còn có nhà nào khác lại chuộc thây đó đâu. Họ làm theo. Kẻ vớt được xác đợi hoài đâm lo, lại nhờ Đặng chỉ bảo. Ông cũng khuyên: cứ thủng thỉnh, họ còn có thể chuộc xác ở nơi nào nữa đâu…
Một người giàu có ở cùng quê với Đặng Tích bị chết đuối. Người kia vớt được xác lên, bắt gia đình kẻ bất hạnh phải trả tiền rồi mới giao xác. Họ hỏi Đặng Tích, ông khuyên: mặc hắn, cứ thủng thỉnh, còn có nhà nào khác lại chuộc thây đó đâu. Họ làm theo. Kẻ vớt được xác đợi hoài đâm lo, lại nhờ Đặng chỉ bảo. Ông cũng khuyên: cứ thủng thỉnh, họ còn có thể chuộc xác ở nơi nào nữa đâu…
gửi bởi Pham Thi Van Phuong » 19 Tháng 1 2009 11:29
Mấy ngày qua để các bạn và các anh chị phải “mỏi mắt” chờ tín hiệu
của chủ nhân topic. Mình muốn anh chị và các bạn có thật nhiều góp ý rồi
mình sẽ tổng hợp và đưa ra những ý kiến của mình.
Nhìn lại vấn đề như sau:
Phương và một số anh chị cho rằng con người sinh ra là trung tính và yếu tố quyết định hình thành nên tính cách con người là giáo dục. Chị phamthibichhang và một số bạn khác lại cho rằng con người sinh ra đã tiềm ẩn tính thiện lẫn ác và tuỳ vào hoàn cảnh mà xét nó, giáo dục chị giữ vai trò quan trọng chứ không quyết định tính cách con người. Như vậy, đến đây chúng ta đã có hai luồng ý kiến rất khác nhau.
Thực sự thì sau khi đọc bài phân tích rất sâu sắc của chị bichhang thì mình cũng bắt đầu lung lay về ý kiến cho rằng bản tính con người mới sinh ra là trung tính. Và thật vậy, có những người sinh ra đã tiềm ẩn tính thiện hoặc tính ác rồi. Nhưng khi chị nói thiện, ác chỉ xét ở mức độ tương đối vì mọi thứ đều tương đối thì Phương lại không đồng quan điểm ấy lắm. Dẫu biết rằng mọi thứ đều tương đối nhưng ta cũng đừng đẩy cái tương đối ấy lên thành tuyệt đối. Chị cho rằng cái được gọi là đẹp khi nó đứng gần một cái xấu. Phương không cho là vậy. Khi cái đứng gần cái xấu, nó chỉ có thể gọi là bớt xấu hơn chứ không thể gọi là đẹp khi bản chất của nó đã là xấu. Một cô gái xấu đứng cạnh một cô gái quá xấu thì chỉ được gọi là đỡ xấu hơn chứ không ai nói cô ấy đẹp khi bản chất đã xấu.
Và dù không thiện, không ác hay tiềm ẩn thiện lẫn ác thì theo Phương giáo dục vẫn là yếu tố quyết định. Khi phân tích hay nghiên cứu vấn đề gì ta nên loại bỏ những trường hợp ít xảy ra mà cần hướng đến số đông để có một kết luận tương đối chính xác. Trường hợp 2 người cùng thụ hưởng một nền giáo dục như nhau nhưng tính cách khác nhau theo Phương đó cũng chỉ là số ít. Nói chung Phương vẫn cho rằng giáo dục giữ vai trò quyết định.
Mời các bạn và các anh chị tiếp tục thảo luận nha!
Nhìn lại vấn đề như sau:
Phương và một số anh chị cho rằng con người sinh ra là trung tính và yếu tố quyết định hình thành nên tính cách con người là giáo dục. Chị phamthibichhang và một số bạn khác lại cho rằng con người sinh ra đã tiềm ẩn tính thiện lẫn ác và tuỳ vào hoàn cảnh mà xét nó, giáo dục chị giữ vai trò quan trọng chứ không quyết định tính cách con người. Như vậy, đến đây chúng ta đã có hai luồng ý kiến rất khác nhau.
Thực sự thì sau khi đọc bài phân tích rất sâu sắc của chị bichhang thì mình cũng bắt đầu lung lay về ý kiến cho rằng bản tính con người mới sinh ra là trung tính. Và thật vậy, có những người sinh ra đã tiềm ẩn tính thiện hoặc tính ác rồi. Nhưng khi chị nói thiện, ác chỉ xét ở mức độ tương đối vì mọi thứ đều tương đối thì Phương lại không đồng quan điểm ấy lắm. Dẫu biết rằng mọi thứ đều tương đối nhưng ta cũng đừng đẩy cái tương đối ấy lên thành tuyệt đối. Chị cho rằng cái được gọi là đẹp khi nó đứng gần một cái xấu. Phương không cho là vậy. Khi cái đứng gần cái xấu, nó chỉ có thể gọi là bớt xấu hơn chứ không thể gọi là đẹp khi bản chất của nó đã là xấu. Một cô gái xấu đứng cạnh một cô gái quá xấu thì chỉ được gọi là đỡ xấu hơn chứ không ai nói cô ấy đẹp khi bản chất đã xấu.
Và dù không thiện, không ác hay tiềm ẩn thiện lẫn ác thì theo Phương giáo dục vẫn là yếu tố quyết định. Khi phân tích hay nghiên cứu vấn đề gì ta nên loại bỏ những trường hợp ít xảy ra mà cần hướng đến số đông để có một kết luận tương đối chính xác. Trường hợp 2 người cùng thụ hưởng một nền giáo dục như nhau nhưng tính cách khác nhau theo Phương đó cũng chỉ là số ít. Nói chung Phương vẫn cho rằng giáo dục giữ vai trò quyết định.
Mời các bạn và các anh chị tiếp tục thảo luận nha!
gửi bởi thuyanh tw2 » 19 Tháng 12 2009 11:24
Khéo mà ứng xử với nhau,
Đừng làm ai đó phải chau đôi mày,
Chớ mạt sát day tay mắm miệng,
Để người ta phải nghiến hàm răng.
Ngựa gầy nên kém chạy hăng,
Người không hồ hởi phải chăng vì nghèo.
Tàm Quý
Tàm quý là một trong những hạnh tu của Đức Phật. Theo Thế Thân Bồ tát, tàm quý là một trong 11 thiện tâm sở. Trong Duy thức học, ngài Thế Thân chia tâm của con người thành 100 pháp và ngài viết bộ Đại thừa Bách Pháp Minh luận để lý giải về các dạng thức của tâm và sự linh hoạt của nó. Ngài chia chẻ tâm chúng ta thành 100 phần và con số 100 tính theo cấp số nhân thành vô số, nhưng gom lại thì có 100 để phân biệt trong tâm, cái nào tốt thì phát triển, cái xấu thì đoạn trừ. Đức Phật cũng đã thể nghiệm điều này một cách trọn vẹn, nên Ngài trở thành Đấng Đạo sư hoàn thiện.
Tàm quý là thiện tâm sở; vô tàm quý là ác tâm sở. Trong tâm của con người có thiện ác lẫn lộn. Người biết tàm quý gọi là người thiện; người không biết tàm quý là người ác. Tàm quý hiểu thông thường là xấu hổ, hổ thẹn. Người biết hổ thẹn với lương tâm mình khi làm điều sai trái là người có hạnh tàm quý. Còn làm sai trái, nói sai trái, nghĩ sai trái mà không xấu hổ là người không biết xấu hổ.
Ấn khuyết phát xuất từ tánh bên trong.
Hãy hình dung những gì hiện hữu chung quanh tánh sáng suốt này, mà kinh
thường gọi là Mạn Đà La, trong đó Pháp thân là Trí, hiện ra Báo thân
viên mãn, nghĩa là từ Tỳ Lô tánh hiện ra Tỳ Lô thân là Báo thân viên mãn
được kết hợp bằng phước đức trí tuệ vẹn toàn. Nhưng
do đâu mà có phước đức và trí tuệ viên mãn. Phước đức trí tuệ này do
quá trình thể nghiệm hạnh Bồ tát trải qua nhiều đời; nhờ vậy mà tạo
thành quyến thuộc tài giỏi. Nói cách khác, ta từng cưu mang, giúp đỡ,
dạy dỗ bao thế hệ thì có bấy nhiêu người tài đức hiện hữu chung quanh
mình, mà chúng ta ngộ được Tỳ Lô tánh mới thấy được người tài đức ở xung
quanh mình.
Và ứng Tỳ Lô dụng là ấn khuyết, nghĩa là ta chỉ dạy cho mọi người làm
theo ý mình. Còn người tu bắt chước, cũng bắt ấn chỉ bốn phương tám
hướng, nhưng chung quanh họ không có người tài đức hỗ trợ thì cũng không
có tác dụng gì. Ví dụ Hòa thượng Trí Tịnh ở trong thiền thất, không
thuyết pháp giảng kinh, nhưng ngài chỉ định mỗi thầy làm một việc và tất
cả các Hòa thượng, Thượng tọa nhận giáo chỉ của ngài mà làm thì mọi
việc đều thành công.
Ngộ Tỳ Lô tánh, hiện Tỳ Lô thân, ứng Tỳ Lô dụng, tạo thành trí giác và uy đức lãnh đạo được đại chúng; cho nên không căn cứ trên tuổi tác và thời gian tu lâu mau.
Trở lại hạnh tàm quý, biết tự sửa đổi sai lầm của mình cho đến khi người khác chấp nhận mình, thì từng bước thăng hoa được. Riêng tôi, mỗi lần gặp việc không giải quyết được, tự thấy xấu hổ rằng mình chưa đủ tài đức, cần phải nỗ lực tiến tu, ngày nay chưa được thì ngày mai phải được. Nỗ lực tu hành là tạo thành người đức hạnh và có cái nhìn chính xác, thì các thầy không chống đối nữa, mà phải chấp nhận tôi. Trái lại, không biết xấu hổ, mà muốn áp đặt, buộc người nghe theo mình, chắc chắn không thể làm đạo lâu dài.
Khi đã thành tựu tâm vô tham, vô si thì càng được quý trọng bao nhiêu, chúng ta càng tinh tấn bấy nhiêu. Tinh tấn làm nhiều việc phước đức mà không biết chán nản, không mệt mỏi; cho nên tâm ta luôn được khinh an, tức nhẹ nhàng, thoải mái, thanh thản, không bị áp lực công việc. Kế đến, trang nghiêm tâm bất hại là nhớ đừng làm mất lòng người và cuối cùng là tâm hành xả, việc gì qua rồi thì mình cho nó nhẹ nhàng trôi qua.
Nuôi dưỡng được tâm tàm quý và cả 11 thiện tâm sở như vậy, chắc chắn chúng ta thăng hoa trên con đường tu tạo phước đức trí tuệ của chính mình và mang lại an lạc hạnh phúc cho gia đình, cho xã hội.
HT.Thích Trí Quảng
em cũng đồng ý với ý kiến lúc sinh ra con người là trung tính. một em
bé lúc mới sinh chỉ biết khóc, cười, bú, ngủ mà những hành động đó thì
chưa thể gọi là thiện hay ác được. có thể nói lúc này em bé đó sống với
phần ''con'', mang bản năng sinh tồn, đói thi khóc, no thì cười. chưa
làm điều gì thiệt hại đến ai và cũng chưa làm điều gì tốt cho ai cả .moi
sinh,người chưa hình thành nhân cách nên thiện hay ác vẫn còn la một
điều tiêm tàng, ẩn dấu bên trong. có một câu chuyện như sau: hai bà mẹ
sinh được hai đứa con cùng lần, nhưng chỉ một bà có sữa cho con bú còn
người mẹ kia không có sữa, bà mẹ không có sũa mang con qua chỗ bà mẹ có
sữa để xin cho con mình bú, kết quả là đứa bé đang được bú sữa mẹ thấy
đứa kia dành vú mẹ của mình liền khóc oà lên, lấy tay cấu vào mặt của
đứa bé kia. hic cho nên có nhiều đứa trẻ trời ban cho nó tính xấu hơn
những đứa trẻ khác một ít đó, nhưng khi lớn lên nhân cách được hình
thành thiện hay ác là do các yếu tố khác ảnh hưởng và quyết định. đây
chỉ la suy nghĩ của em thôi
em chuẩn bị làm bài kiểm tra môn giáo dục đại cương về vấn đè này, mong được chỉ giáo.
=======================================================================
Theo bạn, nhân chi sơ tánh bổn thiện hay ác hay ...?
Thể thơ: Song thất lục bát, thời kỳ: Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn
Bài thứ sáu: Hai dòng Thiện–Ác
Là hai điều thật khác nhau xa
Trăm năm trong cõi người ta,
Dở, hay báo ứng, thật là công minh.
Báo ứng có khi nhanh, khi chậm,
Nhà tối, nghèo nào dám coi khinh.
Việc làm phúc nếu vô tình,
Như tuồng lánh nạn, đáng khinh khỏi bàn.
Kẻ bạo ngược mưu toan việc xấu,
Bịp được người sao giấu được trời
Vầng dương mọc lặn luân hồi,
Mặt trăng tròn khuyết, đầy rồi lại cong.
Tình người cũng tụ, xong lại tán,
Buồn lại vui, vui chán lại buồn.
Cỏ hoa sớm nở tối tàn,
Cây tùng cây bách muôn ngàn sức xuân.
Là hai điều thật khác nhau xa
Trăm năm trong cõi người ta,
Dở, hay báo ứng, thật là công minh.
Báo ứng có khi nhanh, khi chậm,
Nhà tối, nghèo nào dám coi khinh.
Việc làm phúc nếu vô tình,
Như tuồng lánh nạn, đáng khinh khỏi bàn.
Kẻ bạo ngược mưu toan việc xấu,
Bịp được người sao giấu được trời
Vầng dương mọc lặn luân hồi,
Mặt trăng tròn khuyết, đầy rồi lại cong.
Tình người cũng tụ, xong lại tán,
Buồn lại vui, vui chán lại buồn.
Cỏ hoa sớm nở tối tàn,
Cây tùng cây bách muôn ngàn sức xuân.
Mỗi ngày xét bản thân ba lượt,Đêm nhiều người sẽ biết cho ta.
Số trời vốn sẵn định ra,
Giàu sang có mệnh, vinh hoa có ngày.
Hoa nở muộn do cây cằn cỗi,
Đời chưa vui, bởi nỗi khổ nghèo.
Giàu sang, khách đến thăm nhiều,
Nghèo hèn, thân thích ra chiều cách ly.
Số trời vốn sẵn định ra,
Giàu sang có mệnh, vinh hoa có ngày.
Hoa nở muộn do cây cằn cỗi,
Đời chưa vui, bởi nỗi khổ nghèo.
Giàu sang, khách đến thăm nhiều,
Nghèo hèn, thân thích ra chiều cách ly.
Lúc dư dật, phòng khi túng thiếu,
Khi sướng vui, phải liệu khi buồn.
Một nhà nề nếp cương thường,
Cha từ, con thảo, đẹp gương vợ chồng.
Tình anh em: thuận lòng nhân ái,
Nghĩa bạn bè qua lại giúp nhau.
Người con phòng lúc ốm đau.
Chứa thóc phòng đói là câu chí tình.
Giúp người gặp cảnh tình nguy cấp,
Hoặc cứu người trong lúc gian nguy.
Có mới đừng nới cũ đi,
Tiếng nói một nẻo, bụng suy một đằng.
Chớ có lành bắt vành ra méo,
Đừng làm cho bé xé ra to.
Một chút tà tất quanh co,
Người ta sẽ tỏ các trò quắt quay.
Lời không cánh mà bay khắp ngả,
Đạo đức cao thì gốc cả, rễ sâu.
Ngọc vết mài chẳng khó đâu,
Nói sai, biết sửa bao lâu mới lành.
Lời đã nói bay nhanh hơn gió,
Bốn ngựa phi cũng khó đuổi theo.
Khinh người là thói tự kiêu,
Người ta khinh lại, đời nào chịu thua.
Tự khen mình mà chê người hỏng,
Thì người ta có trọng gì mình.
Hãy suy Thiện–Ác, Nhục–Vinh
Ở sao có nghĩa có tình thì hơn.
Việc gia thất muốn yên mọi sự
Mỗi người nên biết xử phận mình
Đừng mưu lấy của bất minh
Chớ ghen ghét với người mình còn thua.
Vợ người ta chớ đùa cợt nhả,
Đừng gièm pha quấy phá hôn nhân.
Một năm có một mùa xuân,
Mỗi ngày chỉ một giờ dần đầu tiên.
Khi sướng vui, phải liệu khi buồn.
Một nhà nề nếp cương thường,
Cha từ, con thảo, đẹp gương vợ chồng.
Tình anh em: thuận lòng nhân ái,
Nghĩa bạn bè qua lại giúp nhau.
Người con phòng lúc ốm đau.
Chứa thóc phòng đói là câu chí tình.
Giúp người gặp cảnh tình nguy cấp,
Hoặc cứu người trong lúc gian nguy.
Có mới đừng nới cũ đi,
Tiếng nói một nẻo, bụng suy một đằng.
Chớ có lành bắt vành ra méo,
Đừng làm cho bé xé ra to.
Một chút tà tất quanh co,
Người ta sẽ tỏ các trò quắt quay.
Lời không cánh mà bay khắp ngả,
Đạo đức cao thì gốc cả, rễ sâu.
Ngọc vết mài chẳng khó đâu,
Nói sai, biết sửa bao lâu mới lành.
Lời đã nói bay nhanh hơn gió,
Bốn ngựa phi cũng khó đuổi theo.
Khinh người là thói tự kiêu,
Người ta khinh lại, đời nào chịu thua.
Tự khen mình mà chê người hỏng,
Thì người ta có trọng gì mình.
Hãy suy Thiện–Ác, Nhục–Vinh
Ở sao có nghĩa có tình thì hơn.
Việc gia thất muốn yên mọi sự
Mỗi người nên biết xử phận mình
Đừng mưu lấy của bất minh
Chớ ghen ghét với người mình còn thua.
Vợ người ta chớ đùa cợt nhả,
Đừng gièm pha quấy phá hôn nhân.
Một năm có một mùa xuân,
Mỗi ngày chỉ một giờ dần đầu tiên.
Cháy nhà có nước liền dễ chữa,
Láng giềng cần giúp đỡ lẫn nhau.
Tình đời lắm chuyện thương đau,
Anh em để mẩt lòng nhau thật buồn.
Người xưa bảo: thói quen thường vẫn vậy,
Đàn bà thì khó dạy khó chiều.
Quân tử phép chẳng cần theo,
Tiểu nhân chẳng chấp những điều lễ nghi.
Láng giềng cần giúp đỡ lẫn nhau.
Tình đời lắm chuyện thương đau,
Anh em để mẩt lòng nhau thật buồn.
Người xưa bảo: thói quen thường vẫn vậy,
Đàn bà thì khó dạy khó chiều.
Quân tử phép chẳng cần theo,
Tiểu nhân chẳng chấp những điều lễ nghi.
Thấy ai có vật gì quý giá,
Chớ lân la tán gạ, nài xin.
Công việc nào quá khó khăn,
Đừng buộc người khác phải lăn vào làm.
Muốn trách người, phải xem mình trước.
Nếu tha mình, tha được người ta.
Đứa bất chính, kẻ gian tà,
Kết thân với chúng dễ mà tàn thân.
Không minh bạch miếng ăn lời nói,
Là nguyên nhân cái tội hại mình.
Lúc trẻ lao động nhiệt tình,
Khi già cuộc sống gia đình thảnh thơi.
Trẻ mà lêu lổng chơi bời,
Về già chắc hẳn cuộc đời gian truân.
Chớ lân la tán gạ, nài xin.
Công việc nào quá khó khăn,
Đừng buộc người khác phải lăn vào làm.
Muốn trách người, phải xem mình trước.
Nếu tha mình, tha được người ta.
Đứa bất chính, kẻ gian tà,
Kết thân với chúng dễ mà tàn thân.
Không minh bạch miếng ăn lời nói,
Là nguyên nhân cái tội hại mình.
Lúc trẻ lao động nhiệt tình,
Khi già cuộc sống gia đình thảnh thơi.
Trẻ mà lêu lổng chơi bời,
Về già chắc hẳn cuộc đời gian truân.
Của cho con đâu cần vàng ngọc
Mà cho con được học được hành.
Cho muôn khoảnh ruộng tốt xanh,
Chẳng bằng cho chúng nghề lành trong tay.
Mộng làm giầu thường hay thất đức,
Làm điều nhân khó được giầu sang.
Thuốc hay khó chữa bệnh oan,
Của nhặt được khó mở mang giầu bền.
Mà cho con được học được hành.
Cho muôn khoảnh ruộng tốt xanh,
Chẳng bằng cho chúng nghề lành trong tay.
Mộng làm giầu thường hay thất đức,
Làm điều nhân khó được giầu sang.
Thuốc hay khó chữa bệnh oan,
Của nhặt được khó mở mang giầu bền.
Bất nghĩa mà trở nên phú quý,
Như mây bay bọt khí nổi trôi.
Phúc do trong sạch lòng người,
Đức từ kiên nhẫn sống đời yêu thương.
Tham lam lắm tất vương tai họa,
Sống bất nhân tội chả thoát đâu.
Tiểu nhân chẳng giúp ai đâu,
Bởi trong lòng họ, như đầu mũi kim.
Chỉ gai góc rắp tìm mưu kế,
Cốt hại người để mong lợi mình.
Người quân tử có bất bình,
Liệu mà xa lánh, kẻo sinh hận thù.
Tình người khác chi tờ giấy trắng,
Như cuộc cờ vốn chẳng giống nhau.
Như mây bay bọt khí nổi trôi.
Phúc do trong sạch lòng người,
Đức từ kiên nhẫn sống đời yêu thương.
Tham lam lắm tất vương tai họa,
Sống bất nhân tội chả thoát đâu.
Tiểu nhân chẳng giúp ai đâu,
Bởi trong lòng họ, như đầu mũi kim.
Chỉ gai góc rắp tìm mưu kế,
Cốt hại người để mong lợi mình.
Người quân tử có bất bình,
Liệu mà xa lánh, kẻo sinh hận thù.
Tình người khác chi tờ giấy trắng,
Như cuộc cờ vốn chẳng giống nhau.
Khéo mà ứng xử với nhau,
Đừng làm ai đó phải chau đôi mày,
Chớ mạt sát day tay mắm miệng,
Để người ta phải nghiến hàm răng.
Ngựa gầy nên kém chạy hăng,
Người không hồ hởi phải chăng vì nghèo.
Sẵn tiền, rượu thì nhiều bạn đấy,
Lúc lâm nguy nào thấy một ai.
Luật trời báo ứng chẳng sai,
Không trước mắt, cung lâu dài chứng minh.
Lúc lâm nguy nào thấy một ai.
Luật trời báo ứng chẳng sai,
Không trước mắt, cung lâu dài chứng minh.
Nhân bài này, tôi post trích dẫn một bài thuyết giảng của HT Thích Trí Quảng để các bạn cùng tham khảo.
Tàm Quý
(Bài giảng khóa tu Một ngày an lạc lần thứ 61 tại chùa Phổ Quang ngày 5-4 -2009)
Tàm quý là một trong những hạnh tu của Đức Phật. Theo Thế Thân Bồ tát, tàm quý là một trong 11 thiện tâm sở. Trong Duy thức học, ngài Thế Thân chia tâm của con người thành 100 pháp và ngài viết bộ Đại thừa Bách Pháp Minh luận để lý giải về các dạng thức của tâm và sự linh hoạt của nó. Ngài chia chẻ tâm chúng ta thành 100 phần và con số 100 tính theo cấp số nhân thành vô số, nhưng gom lại thì có 100 để phân biệt trong tâm, cái nào tốt thì phát triển, cái xấu thì đoạn trừ. Đức Phật cũng đã thể nghiệm điều này một cách trọn vẹn, nên Ngài trở thành Đấng Đạo sư hoàn thiện.
Tàm quý là thiện tâm sở; vô tàm quý là ác tâm sở. Trong tâm của con người có thiện ác lẫn lộn. Người biết tàm quý gọi là người thiện; người không biết tàm quý là người ác. Tàm quý hiểu thông thường là xấu hổ, hổ thẹn. Người biết hổ thẹn với lương tâm mình khi làm điều sai trái là người có hạnh tàm quý. Còn làm sai trái, nói sai trái, nghĩ sai trái mà không xấu hổ là người không biết xấu hổ.
Tàm quý hay vô tàm quý là thiện ác từ trong tâm chúng ta. Đức Phật dạy rằng tâm rất quan trọng; theo kinh Hoa Nghiêm,
tâm sinh ra vạn pháp, tức sinh ra muôn pháp lành hay muôn pháp ác. Vì
vậy, từ tâm không biết xấu hổ, người ta dễ dàng buông ra lời nói xấu ác
và hành động ngông cuồng, việc làm sai quấy, mà họ vẫn xem thường; nhưng
họ chỉ lừa dối được một số người, chứ không thể lừa dối tất cả mọi
người, lừa dối được một lúc, chứ không thể lừa dối được trọn đời. Đức
Phật nói ác ma khác với Ngài ở điểm họ chuyên môn lừa dối và không bao
giờ biết xấu hổ với hành động sai quấy. Còn
Phật thì ngược lại, Ngài luôn sống với hạnh tàm quý, nghĩa là Ngài luôn
gạn lọc, cân nhắc, sửa đổi từ... ý nghĩ, việc làm, cho đến lời nói.
Khi biết tàm quý, nếu bị người xem thường, chúng ta sẽ nghĩ lại xem mình đã làm gì, nói gì khiến cho người ta xem thường mình.
Ví dụ trong lớp học có người không biết tàm quý, tức họ không biết nhìn
xem thái độ của người xung quanh đối với mình như thế nào để tự sửa
mình, mà cứ nghĩ mình tốt, mình giỏi. Người như vậy vào đạo tràng tìm
chỗ tốt mà đứng, không biết nhìn trước nhìn sau coi mình là ai. Nếu lỡ
đứng trước người được kính trọng thì không biết tàm quý, lại còn hãnh
diện được đứng trước. Nhưng người biết tàm quý thì sợ tổn phúc vì đứng
trước người tuổi tác lớn, đạo đức hơn mình. Không biết tàm quý thì người
xung quanh liếc mắt với mình, ý nói mình phải lùi phía sau để nhường
cho người lớn tuổi, mà mình cũng chưa xấu hổ, không chịu nhường, đến khi
người giữ trật tự đến kéo mình lại phía sau, mình cũng chưa chấp nhận,
còn đứng lại cãi.
Người tu biết xấu hổ, vào đạo tràng, biết mình
đứng chỗ nào. Đứng đúng chỗ, nói đúng chỗ, ngồi đúng chỗ, mọi người
chấp nhận dễ, không có vấn đề gì xảy ra, thì đạo tràng được thanh tịnh.
Tâm chúng ta phải nhận biết như vậy. Lỡ đứng trước người lớn tuổi, nếu
có tâm tàm quý, phải quay lại xin lỗi họ; đó là biết tàm quý đối với mọi
người, đối với xã hội. Tuy nhiên, cái
biết tàm quý này cũng chưa đủ, còn phải biết tàm quý với lương tâm mình,
vì sự phán xét của xã hội có lúc đúng lúc sai; trong khi cái biết của
lương tâm luôn luôn đúng. Lương tâm là tâm lương thiện, là tâm tốt lành;
nhưng vì người chưa phát hiện được tâm thiện này, cho nên họ phạm nhiều
sai trái. Vì vậy, hạnh xấu hổ với lương tâm mới quan
trọng. Từ thuở nhỏ tôi đã cố gắng thực hiện hạnh tàm quý đối với lương
tâm mình. Thật vậy, khi mặc áo tu, gặp người lớn tuổi hay bằng tuổi tôi
mà họ chắp tay xá chào tôi và nói thưa thầy, thì lúc đó tòa án lương tâm
tự xét lại coi mình có phải là thầy người ta hay không, mà thầy ở chỗ
nào. Quán sát như vậy, tự thấy xấu hổ với lòng mình, vì thấy không xứng
đáng là thầy người ta mà họ lại cung kính mình là thầy. Trong các buổi
sinh hoạt xã hội, với người gọi tôi bằng thầy, tôi thường suy nghĩ điều
này, hoặc gặp bạn đồng học gọi tôi là anh, tôi thấy bình thường, vì cùng
học một lớp thì làm sao làm thầy họ được. Có những người bạn không biết
xấu hổ, lúc nào cũng nghĩ họ là thầy của thiên hạ; đối với người có
tuổi tác đáng là anh, là cha mẹ, là ông bà, mà họ cũng dám xưng thầy.
Tôi lỡ xưng thầy với ai thì thấy xấu hổ.
Vì vậy, khi người đối xử không tốt với ta, xem thường
ta thì quý vị nghĩ thế nào. Theo tôi, khi đó họ thấy con người thật của
mình không phải là thầy, nhưng mình cứ lầm tưởng mình là thầy, nghĩa là
mình không dạy được điều gì cho họ, không làm gương tốt cho họ, mà đòi
hỏi họ cung kính mình, là sai lầm lớn. Biết như vậy, mình phải tự xấu hổ
với mình. Hoặc ta lớn tuổi, tu lâu, hay vào đạo tràng lâu, mà người mới
vào đạo tràng, người nhỏ tuổi hơn cũng không kính trọng mình được. Nếu
ta tự ái, nghĩ mình lớn tuổi, tu lâu là chắc chắn ta rơi vô ngã mạn,
tăng thượng mạn thuộc phiền não; cho nên ta đi theo con đường này sẽ bị
phiền não dẫn vào lưới ác ma và trở thành ác ma. Nếu gặp tình huống như
vậy, chúng ta phải tự giựt mình, suy nghĩ tại sao ta lu lâu, tuổi lớn
hơn, nhưng không bằng người mới tu, không bằng người nhỏ tuổi hơn mình.
Khi nhận ra rằng tuy tuổi lớn, nhưng hạnh ta chưa lớn, ý ta chưa lớn,
đức ta còn nhỏ, cho nên ta cảm thấy tự xấu hổ và nỗ lực vươn lên. Biết
tàm quý và biết khắc phục, sửa đổi lời nói, hành động, việc làm cho tốt
thì có thể thăng tiến trên con đường đạo hạnh. Và từ đó, chúng ta mới
phát hiện điều mới theo tinh thần Đại thừa không căn cứ trên tuổi tác,
không căn cứ trên thời gian tu trước hay sau, nhưng căn cứ trên chỗ ngộ.
Người ngộ tánh là nhận ra tánh sáng suốt của mình, tu hành hơn nhau ở điểm này.
Đối với người có tuổi đời tuổi đạo nhỏ hơn ta, tuy họ mới tu, nhưng có
đạo đức lớn hơn ta, có trí tuệ thẩm sâu hơn ta và họ ngộ tánh, ta nên
sanh tâm kính trọng họ. Theo tinh thần
Pháp Hoa, trên dòng sinh mệnh tương tục, người ngộ tánh hay đã có quá
trình tu hành nhiều đời, cho nên đời này còn nhỏ tuổi, mà họ rất thông
minh, đạo đức cao và nhận thức sáng suốt. Các Lạt ma Tây
Tạng tu Kim Cang thừa thường căn cứ vào chỗ ngộ tánh sáng suốt và có
đạo hạnh cao, vượt hơn người, còn tuổi lớn nhỏ không quan trọng. Khi tôi
sang dự diễn đàn Phật giáo ở Trung Quốc, gặp vị Lạt ma Tây Tạng được
nhân dân Tây Tạng kính trọng dù tuổi đời mới ngoài 20 và các vị trưởng
lão tôn túc 60, 70 tuổi cũng kính trọng vị Lạt ma rất trẻ này; đây là
việc vô cùng quan trọng trên bước đường tu. Tôi hỏi tại sao các vị lại
kính trọng vị nhỏ tuổi này. Họ trả lời
rằng tu Kim Cang thừa không căn cứ trên tuổi lớn nhỏ, nhưng quan trọng ở
trí tuệ, nghĩa là làm thầy trí tuệ của chúng ta, có khả năng khai ngộ
chúng ta, có khả năng truyền đạt trí tuệ của Phật cho chúng ta.
Kim Cang thừa thuộc Mật tông nhắm vô tam mật gia trì
là chính, nghĩa là thân khẩu ý của chúng ta đều là Mật, không phải chỉ
bắt ấn khuyết theo hình thức mới là Mật. Ấn khuyết thực chất là dụng của
Tỳ Lô Giá Na, dụng của trí tuệ. Nếu bắt ấn mà không có dụng thì chỉ là
hình thức mà thôi. Bắt ấn của hành giả phải phát xuất từ Pháp thân Tỳ Lô
Giá Na, hay từ tánh sáng suốt bên trong và tạo thành ấn khuyết bên
ngoài, gọi là thể và dụng tương ưng. Dụng có từ thể, thể là nguồn gốc
phát ra dụng. Ví như máy phát điện nổ mới có dòng điện. Vì vậy, tu Kim
Cang thật khác với tu hình thức.
Đầu tiên phải ngộ Tỳ Lô tánh, tức bản
tánh sáng suốt của con người. Ai ngộ tánh này là thầy, là Phật. Tuy
Phật, chúng sinh và tánh là một, nhưng khác nhau ở ngộ hay không ngộ.
Giờ trước chưa ngộ tánh Tỳ Lô là chúng sinh, như Phật Thích Ca khi chưa
ngộ tánh là Sa môn Cù Đàm, đến khi Ngài ngộ tánh Tỳ Lô Giá Na thì Ngài
hiện thân là Thích Ca Như Lai. Lúc Phật chưa ngộ, năm anh em Kiều Trần
Như không kính trọng Ngài như bậc thầy của họ; nhưng Ngài thành Phật,
tức ngộ được chơn tánh thì năm người này trông thấy Ngài, tự động họ
kính lễ. Như vậy, “Ngộ” nằm trong sự chuyển hóa, chuyển vật của Như Lai, là dụng của Tỳ Lô tánh. Ngộ Tỳ Lô tánh, hiện Tỳ Lô thân, ứng Tỳ Lô dụng, tạo thành trí giác và uy đức lãnh đạo được đại chúng; cho nên không căn cứ trên tuổi tác và thời gian tu lâu mau.
Trở lại hạnh tàm quý, biết tự sửa đổi sai lầm của mình cho đến khi người khác chấp nhận mình, thì từng bước thăng hoa được. Riêng tôi, mỗi lần gặp việc không giải quyết được, tự thấy xấu hổ rằng mình chưa đủ tài đức, cần phải nỗ lực tiến tu, ngày nay chưa được thì ngày mai phải được. Nỗ lực tu hành là tạo thành người đức hạnh và có cái nhìn chính xác, thì các thầy không chống đối nữa, mà phải chấp nhận tôi. Trái lại, không biết xấu hổ, mà muốn áp đặt, buộc người nghe theo mình, chắc chắn không thể làm đạo lâu dài.
Hạnh tàm quý là thiện tâm sở rất quan trọng; vì không
có hạnh này, người ta dễ tạo tội lỗi và đi vào thế giới ác ma. Cảm thấy
xấu hổ khi người xem thường mình, cảm thấy xấu hổ khi được người kính
trọng, nhưng thực sự mình không đáng kính trọng. Biết
xấu hổ thì tiến tu được. Dẹp được tâm vô tàm vô quý, trí tuệ chúng ta
sáng lần, thấy được việc chính xác hơn; với tâm trung thực, chúng ta mới
nhận ra sai lầm của mình trước kia. Trên bước đường
hành đạo, có lúc tôi gặp những điều không bằng lòng, chán nản cũng muốn
bỏ cuộc. Tâm trạng này tôi đã có 40 năm trước, nhưng nhờ chán nản này,
tôi mới sang Nhật tu học và khi bình tĩnh lại, học được, nhìn lại thấy
thời đó mình còn quá nông nổi. May nhờ Phật cứu, tôi tìm đường đi tới
còn được; trong khi những người bất mãn bỏ cuộc thì cuộc đời trở thành
mai một.
Từ đó về sau, tôi luôn cân nhắc, xem người đối xử với
mình mà tự thấy xấu hổ và tự sửa đổi. Tự sửa đổi bằng cách nào? Khi bị
người chê, mà ta nói xấu lại, thì phải thấy mình có lỗi và tự sửa đổi;
làm như vậy; từ từ bạn sẽ tốt lại với mình. Tôi thấy hạnh xấu hổ giúp
mình tiến bộ. Còn được người tin tưởng, đề cao, nếu ta hãnh diện, sung sướng, sẽ rơi vào ngã mạn, tăng thượng mạn là phiền não.
Tổ Phi Lai dù đã ngộ tánh, biết rất nhiều việc, nhưng người ta kính
trọng ngài là người hiểu biết rộng, ngài cũng từ chối, nói “không dám”.
Người ta đề cao, ngài vẫn khiêm tốn. Những điều ngài tiên đoán như thần,
nhưng ngài nói rằng đó là nhờ Hộ pháp mách bảo trong giấc mơ, không dám
tự nhận mình biết. Vì vậy, hạnh khiêm tốn
giúp cho hạnh tàm quý dễ dàng thực hiện tốt hơn, làm cho chúng ta dễ
thương hơn, dễ được xã hội chấp nhận và có thể tiến tu dài lâu.
Trong 11 thiện tâm sở, khởi đầu là Tín, tức là niềm tin rất quan trọng;
nhưng chỉ có niềm tin thì cũng nguy hiểm, mà không có niềm tin thì cũng
không tu được. Riêng tôi, nhờ niềm tin mãnh liệt với Bồ tát Quan Âm,
đến đâu, làm gì, tôi cũng cảm giác Quan Âm hướng tôi đi trên lộ trình
đúng đắn, giúp tôi làm được.
Chúng ta cũng thấy từ niềm tin mà hàng vạn Phật tử đã
đến chiêm bái tượng Phật ngọc. Chúng ta chưa vượt ngũ ấm thân, nên không
thể thấy siêu hình, không thấy các Bồ tát vô hình, không thấy bề trái
của cuộc đời, không thấy bề trong của sự vật; nhưng vị Lạt ma Tây Tạng
sống với bản tâm thanh tịnh, nên nhìn khối đá mà thấy Phật hiện hữu bên
trong. Người bình thường thấy đá là đá, thấy gỗ là gỗ. Còn người phi
thường thấy trong đá có Phật, trong gỗ có Phật; nhưng không phải đá nào,
gỗ nào cũng tạc tượng Phật được, có đá tạc tượng Phật mà không ai thờ
cúng. Trong khối đá, hay trong khối gỗ có Phật, gọi là khối đá thiêng,
cây gỗ thiêng để tạc tượng. Chúng ta nhớ khi Phật giáo truyền vào Việt
Nam , có năm ngôi chùa là Pháp Vân, Pháp Vũ, v.v… Nhà sư Khuông Đà La
đã chọn được gỗ thiêng để chạm các pho tượng Phật ở những chùa này;
không phải cả rừng đều là gỗ thiêng. Dùng gỗ thiêng chạm tượng Phật an trí chỗ nào thì chỗ đó được bình an, người ta cầu nguyện được như ý.
Xưa kia, các vị Thiền sư ngộ đạo thường tìm vùng đất thiêng để cất
chùa, có thể tấn xuất nhân tài, gọi là địa linh nhân kiệt. Tuy thực tế
thấy có nơi tầm thường, nhưng dựng chùa ở đó thì dân chúng được bình an
và nhân tài xuất thân từ đây. Nhưng ngày nay, cũng đừng quá tin vào điều
này, sẽ bị người xấu lợi dụng, chắc chắn họ không có mắt thiêng mà có
thể chỉ được đâu là vùng đất thiêng.
Khối ngọc do vị Lạt ma phát hiện trong thiền định có
thể tạc tượng Phật được, thì trước tiên vị Lạt ma phải đưa tâm mình vô
khối ngọc làm cho khối đá này tỏa sáng và cũng nhờ vào lực gia trì của
Lạt ma làm cho người thợ tạc nên pho tượng Phật có sức sống. Không phải
thợ nào cũng tạc được và không phải lúc nào cũng tạc tượng Phật được.
Cũng vậy, tượng Phật chùa Ấn Quang hình thành do Hòa thượng Trí Hữu tụng kinh Pháp Hoa cầu nguyện và tạo lực gia trì cho nghệ nhân tạc tượng. Đồng thời nghệ nhân vừa tạc tượng vừa lạy Phật, bộ kinh Pháp Hoa có
hơn 60.000 chữ thì vị này lạy hơn 60.000 lạy là tạc xong pho tượng
Phật. Còn Hòa thượng Trí Hữu thì đốt liều hương trên đầu để cúng dường
Phật và khi trên đầu không còn chỗ để đốt hương, ngài đốt hương trên
cánh tay, thậm chí đốt rụng cả ngón tay mà không cảm thấy nóng. Sợ nóng
và thấy nóng thì không thể đốt được vì niềm tin chưa có. Niềm tin mãnh
liệt như Hòa thượng Quảng Đức thì đốt cháy cả toàn thân mà vẫn ngồi an
nhiên tự tại trong lửa.
11 thiện tâm sở gồm có
Tín, Tàm, Quý, Vô tham, Vô sân, Vô si, Tinh tấn, Khinh an, Bất phóng
dật, Hành xả, Bất hại, trong đó niềm tin khởi đầu. Và niềm tin
trong sáng, cao quý được đặt vào tượng Phật. Ngọc đã quý và đưa thêm
lòng thành của Lạt ma Tây Tạng và nhà sư Thái Lan vào khối ngọc tạo
thành sức thu hút hàng vạn người đến đảnh lễ tượng Phật này. Kinh Hoa Nghiêm
nói niềm tin là mẹ sinh ra các công đức lành. Và niềm tin dẫn đi xa hơn
theo chiều hướng của 11 thiện tâm sở, thì Tín phải kèm theo tâm tàm
quý, tức biết xấu hổ với người và với lương tâm mình, mới thấy được con
người thật của mình. Qua sự đánh giá của
xã hội mà chúng ta nhận ra được con người thật của mình, xã hội đánh giá
mình như thế nào thì mình là như vậy. Xã hội đánh giá mình không giỏi,
thì phải phấn đấu tu học để trở thành giỏi. Còn người đánh giá mình tốt
mà liền chấp nhận, thỏa mãn là đã ngã mạn; nói cách khác, là phủ lớp sơn
giả lên mình rồi.
Và có tâm tàm quý sẽ đi đến tâm vô tham, vô sân; vì biết rõ mình thì
không còn ham muốn. Đối với người thế gian, ham muốn chính yếu là ham
tình ái, ham danh lợi và ham ăn ngủ.Khi đã thành tựu tâm vô tham, vô si thì càng được quý trọng bao nhiêu, chúng ta càng tinh tấn bấy nhiêu. Tinh tấn làm nhiều việc phước đức mà không biết chán nản, không mệt mỏi; cho nên tâm ta luôn được khinh an, tức nhẹ nhàng, thoải mái, thanh thản, không bị áp lực công việc. Kế đến, trang nghiêm tâm bất hại là nhớ đừng làm mất lòng người và cuối cùng là tâm hành xả, việc gì qua rồi thì mình cho nó nhẹ nhàng trôi qua.
Nuôi dưỡng được tâm tàm quý và cả 11 thiện tâm sở như vậy, chắc chắn chúng ta thăng hoa trên con đường tu tạo phước đức trí tuệ của chính mình và mang lại an lạc hạnh phúc cho gia đình, cho xã hội.
HT.Thích Trí Quảng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét