Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Cái Ách

Gửi các đệ tử một câu chuyện ngắn.
Có người hỏi Thầy,
“Tại sao con người khi vừa mới thức dậy đă suy nghĩ nhiều việc?”
Thầy trả lời cho người ấy như sau.
Việt Nam hồi còn nhỏ tôi hay thấy hai con bò hoặc hai con trâu
Mang cái ách kéo cày dưới ruộng sâu rất vất vả.
Người lái cày đi phía sau quát tháo và dùng roi đánh đập nhiều lần cho đến khi xong một thửa ruộng, rồi chúng mới được nghỉ ngơi.
Trong lúc nghỉ ngơi chúng nó nhai lại vài miếng cỏ để dành trong miệng,
Hoặc gặm vài miếng cỏ trên bờ ruộng.
Thường thì loại bò nầy phải bị thiến thì mới dễ sai bảo.
Có một hôm con bò thiến nọ nói với con thiến kia rằng,
‘Mình đă bị thiến mà còn phải mang ách hoài khổ quá.’
Con kia trả lời,
‘Làm bò thì phải vậy chớ sao,
Nếu không như vậy thì đâu phải là bò.’
Này ông bạn,
Tôi dùng hình ảnh nầy để nói về con người và hoạt động suy nghĩ của họ.
Đây là quá trình mà họ suy nghĩ :
Vừa mới thức dậy liền suy nghĩ vic nầy hoặc việc kia,
Suốt ngày suy nghĩ hết việc nầy đến việc khác,
Đang tắm hoặc làm vệ sinh cá nhân, họ cũng không ngừng suy nghĩ,
Cho đến khi lên giường ngủ,
Họ vẫn mang suy nghĩ theo mình.
Mệt quá nên họ đi vào giấc ngủ,
Rồi suy nghĩ cũng theo vào trong giấc mộng.
Suy nghĩ là một cái ách vô cùng nặng nề mà ít có ai để xuống được !


Còn nhiều cái ách khác nữa,
Như các kiểu quần áo sao cho hợp với quan niệm của cộng đồng,
Cái ách của trách nhiệm,
Cái ách của những quy định của truyền thống,
của tập thể, của những thành kiến,
Cái ách của tâm lư, của sách vở kinh điển,
Cái ách của những thói quen,
Cái ách của ảo tưởng là người nổi tiếng,
Cái ách của sự tự ḿnh thấy rằng, “Mình phải là...
Cái ách của lòng ham muốn “ phải có, phải được, phải trở thành...
Kể ra con người có quá nhiều cái ách bao phủ bộ năo của họ,
Rồi tròng trên đầu, trên vai của họ.
Nhưng nếu ai đó than rằng,
‘Mình suy nghĩ hoài khổ quá.’
Sẽ có người khác trả lời,
‘Mình làm người phải như vậy chớ sao.
Nếu không như vậy thì đâu phải là người.’
Này ông bạn,
Ông hăy xem,
Ngay những người nói rằng đang ráo riết ‘Tu Giải Thoát’
Thì những từ ấy liền trở thành bảng quảng cáo đè ngay trên cổ họ.
Ông có tin rằng nếu một người mang nhiều ách như vậy
Họ có thể sống với sự trăi nghiệm ‘Bi, Trí, Dũng’ được không?
Đức Phật quả thật rất từ bi và trí tuệ,
Ngài đă khéo bày ra phương thuốc
Cầu Phật A-Di-Đà và Bồ Tát Quán Thế Âm
Để cho các cái ách kia tạm thời được đặt xuống.
Lúc ấy được nhẹ nhàng rồi,
Con người có thể suy tư về bản chất của tâm
Và bản chất của những gì có thể thấy, nghe, ngửi, cảm giác.
May ra có thể phát sinh trí tuệ nhiệm mầu,
May ra “Bi, Trí, Dũng” mới có nhân duyên hiển lộ.
Hôm nay chừng ấy,
Tạm biệt Ông bạn.
10/04/2005
DT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét