1.“Thưa Thầy giải thích dùm con hai từ “nghiệp chướng”.
Có người giải thích rồi nhưng con chưa hiểu.”
2.Tôi không giải thích theo tự điển, bạn có thể tự xem lấy.
Tôi dựa theo kinh nghiệm cuộc sống mà nhiều người đã dùng từ nầy.
Tôi nghe nhiều người dùng “nghiệp chướng” để chỉ những việc như:
Chỉ một người đang khổ vì tiền: “Đó là nghiệp chướng”
Chỉ người đang khổ vì tình: “ Đó là nghiệp chướng”
Chỉ một người đang bị tù: “ Đó là nghiệp chướng”
Chỉ một người thi hoài không đổ: “Đó là nghiệpchướng”
Chỉ một người đang bị cách chức: “Đó là nghiệp chướng”
Chỉ một người đang bị tai nạn: “Đó là nghiệp chướng”.
Chỉ một người đang nghèo tiền bạc: “Đó là nghiệp chướng”.
Như vậy “nghiệp chướng” ở đây muốn nói điều gì?
3. Nói lên rằng một người đang thọ nhận chuyện mà người đời
rất muốn tránh né, không muốn xảy ra cho mình hoặc người thân của mình.
Tóm lại là chuyện buồn chung của loài người. Đồng thời nó cũng muốn nói
lên người thọ nhận chuyện buồn ấy kém phước và cũng có thể là kém tu
dưỡng đạo đức ở đời nầy hay một đời nào đó trong quá khứ theo thuyết Nhà
Phật.4. Nếu chúng ta kém hiểu biết về tướng nghiệp và bản chất của nó sẽ dẫn tới việc “giải nghiệp” bằng các kiểu bùa chú hay làm lễ tụng kinh “dâng sao giải hạn” hoặc nhập thất ngồi thiền triền miên để giải trừ nghiệp chướng.
5. Vấn đề nầy đối với người chưa tỏ ngộ tâm thì rất khó hiểu và giải quyết “nghiệp chướng” nầy không đúng chánh pháp, thường ngã qua mê tín dị đoan hoặc huyễn hoặc hoang đường.
6. Những điều đau thương ấy xảy ra phần lớn là do ta sống bằng thói quen chấp ngã. Nghĩa là do quá coi trọng mình và coi trọng cái của mình. Nói cách khác vì ta luôn thấy có mình, có cái của mình, có chúng sanh, có thọ mạng lâu bền nên tâm trở nên tối sầm. Do tâm tối sầm nên sống dù trong ban ngày vẫn như người mù vậy.
7. Nếu chúng ta đừng quá chấp ta và cái của ta cần chiếm giữ thì tâm cũng đủ sáng để ta tránh khỏi các tai nạn. Ngay khi mình đi làm việc thiện cũng chấp có ta là người làm thiện, người có công, có người thọ nhận thiện và có tiền bạc hay phẩm vật làm thiện, Nếu như thế là mình cho thêm thức ăn cho tâm càng tăm tối.
8. Ngoài ra chúng ta phải tập sống với thói quen nhìn bên trong tâm hồn. Quán về bản chất cuả tâm để giúp tâm ngày càng phát sáng lên. Chúng ta có cõi tâm không thể nào có tai nạn. Chỉ có cái gì hình tướng thì có tai nạn, còn cái gì thuộc vô hình thì không thể có tai nạn.
9. Chỉ có một cách duy nhất để giải trừ nghiệp chướng hay là “hạn” gì đó. Cách đó là thường nhìn về nội tâm mình và sẽ sớm hiểu được bản chất của tâm hay tâm hồn. Tôi cam đoan rằng cách nầy là duy nhất hoàn hảo để giải ngiệp hay giải hạn. Những cách khác chỉ là thuốc ngủ tạm thời giảm đau nhưng coi chừng tiền mất tật mang.
BV Triều An, 17/06/2003
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét