Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Tham vọng và sự khiêm tốn

“…Ít tham vọng đi, khiêm tốn hơn, đó là một điều gì đó để suy nghĩ trong một kỷ nguyên với những cuộc chiến khốc liệt và những phần thưởng hậu hĩnh dành cho người tài…”. Ngày nay, tham vọng được xem như là một yếu tố không thể thiếu để dẫn đến thành công. Tuy nhiên, nếu kết hợp tham vọng với sự khiêm tốn - một tính cách tưởng chừng đối lập, bạn sẽ có trong mình một nguồn sức mạnh không ngờ…

Tạm quên đi những bài báo nói về sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, cùng với nguy cơ suy thoái … ngày càng cao và những lo lắng về nền kinh tế. Nếu bạn còn trẻ, thông minh và thậm chí có cả tinh thần hợp tác thì đây chính là thời cơ thuận lợi cho sự nghiệp của bạn.
Chúng ta đang sống trong thị trường của nguồn vốn con người. Các công ty công nghệ nổi tiếng đang cạnh tranh quyết liệt để dành được những lập trình viên, nhân viên marketing và các cử nhân kinh doanh mới ra lò và không ngại ngùng chiêu mộ những tài năng kỳ cựu từ các công ty khác.
Trên thực tế, một phân tích gần đây về thành công và sai lầm đối với việc đề nghị mua lại Yahoo của Google cho thấy động cơ chính của Google không phải là dành được thị phần trên thị trường tìm kiếm trực tuyến, mà thực sự là để dành được thị phần trên thị trường nhân lực có trình độ cao.
Trong khi đó, các công ty quảng cáo đình đám đang tìm cách có thêm thật nhiều những loại hình sáng tạo để có được những chiến dịch quảng cáo lạ thường cho một thế giới đang biến động không ngừng.
Chúng ta cũng không nên bỏ quên một làn sóng mới của những công ty mới thành lập tạo ra.
Nói chung, những người trẻ, chuyên nghiệp ngày nay đang được hưởng lợi từ “cuộc chiến giành người tài”, vốn khốc liệt chẳng kém gì thời kỳ bùng nổ Internet những năm 1990.
Tất nhiên, cuộc chiến giành người tài trước đây đã kết thúc bằng sự gục ngã của nền kinh tế, của những công ty đã mở rộng hoạt động quá mức cũng như những người trẻ nôn nóng vào làm cho các công ty đó.
Do đó, với bài học từ lịch sử, tôi xin đưa ra một vài lời khuyên cho các công ty và cả các bạn trẻ, với hi vọng rằng thời kỳ bùng nổ nhân tài ngày nay sẽ không còn bị nổ tung giống như trong quá khứ.
Đầu tiên, đối với các Giám đốc Điều hành (CEO), Giám đốc Nhân sự và cả những ông chủ của các công ty mới thành lập: Thực sự thì những công ty hoạt động tốt nhất mà tôi biết đều bị ám ảnh bởi việc chiêu mộ những người có tài.
Nhưng họ cũng cho rằng việc tuyển mộ những người có tài không có nghĩa là họ sẽ đầu hàng trước một hệ thống những nhân tài hàng đầu.
Các công ty cho rằng để là một người tài thì cần phải có cả trình độ cao cũng như những yếu tố đã thúc đẩy họ hành động như những gì họ biết.
Mối quan hệ giữa hình ảnh của công ty trên thị trường và khả năng riêng của mỗi người trong thị trường lao động chính là đặc điểm của cuộc cạnh tranh về nhân lực hiện nay.
Chiến thắng trong cuộc đua giành được người tài không có nghĩa là phung phí quyền chọn mua cổ phiếu cho tất cả những thạc sĩ quản trị kinh doanh hay những nhà lập trình Java tự cao tự đại mà bạn gặp.
Bây giờ, là bài học đối với chính những nhân viên trẻ tuổi: Đó là không nên cứ nhằm vào những công ty đang nổi hay có mức khen thưởng hậu hĩnh.
Tôi rất ngạc nhiên khi biết rằng Google hàng tuần nhận được tới 20.000 hồ sơ xin việc, điều đó có nghĩa là hơn cả triệu hồ sơ mỗi năm. Bạn nên làm ở những công ty mà đối với bạn chúng thực sự có ý nghĩa đối với bạn.
Việc thực hiện mục tiêu đó có nghĩa là bạn sẽ phải hi sinh những tham vọng trong ngắn hạn và chấp nhận sức mạnh của “tham vọng và sự khiếm tốn”.
Vậy “tham vọng và sự khiêm tốn” có nghĩa là gì? Đó là một cụm từ mà lần đầu tiên tôi được nghe từ Jane Harper - một nhân viên kỳ cựu giờ đã gần 30 tuổi - của IBM.
Cô ấy giải thích, đó là một sự kết hợp phức tạp giữa sự khiêm tốn và tham vọng, chính sự kết hợp đó có thể tạo ra một nhà lãnh đạo thành công nhất và đó cũng chính là liều thuốc hòa giải tư tưởng “biết hết tất cả” của rất nhiều ngôi sao trong kinh doanh.
Cô ấy nói rằng: “Khi tôi càng hiểu biết nhiều, tôi càng nhận ra rằng trên đời còn rất nhiều thứ để tôi học hỏi”.
Một điều mà Jane Harper biết đó là tài năng. Từ năm 1990 đến năm 1999, cô chịu trách nhiệm thuyết phục thế hệ nhân viên trẻ, chuyên nghiệp - vốn chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ về đầu quân cho IBM - cảm thấy quan tâm và thậm chí thích thú với cơ hội về với IBM.
Chiến thuật của cô là Extreme Blue[1], một chương trình thực tập khéo léo nhất mà tôi từng biết.
Thế giới thực của MTV cùng với dự án Manhattan[2], đó là một dự án cực kỳ tiềm năng với một nhóm những người tài năng, trẻ, đầy tham vọng cùng sống và làm việc trong một nơi, dưới áp lực rất lớn.
Extrema Blue ban đầu chỉ là một chương trình nhỏ, với một vài dự án kéo dài trong vài tháng hè, trong một phòng thí nghiệm của IBM.
Nhưng giờ đây chương trình này kéo dài suốt cả năm, là một hiện tượng trên toàn thế giới với những nhân viên trẻ xuất sắc đến từ 14 khu vực từ Bắc Mỹ, châu Âu cho đến châu Á.
Những thành viên của Extreme Blue đã bộc lộ rõ sự thiếu kiên nhẫn và nôn nóng của tuổi trẻ. “Họ muốn được biết họ sắp làm gì? Liệu chúng có được công chúng biết tới? Tôi có làm nên sự khác biệt hay không?” Harper cho biết.
Nhưng từ lúc họ báo cáo lại công việc, những thành viên của Extreme Blue đã bị cuốn vào một hệ thống mà ở đó tinh thần đồng đội được đề cao hơn sự vinh quang của bản thân.
Harper và những đồng nghiệp của cô còn viết một cuốn sách hướng dẫn, cuốn sách có tên là “Hãy xuất sắc nhất”. Trong đó hướng dẫn những nhân viên trẻ cách làm việc như thế nào và không nên như thế nào?
“Khi bạn rời chương trình Extreme Blue và tham gia vào một nhóm khác ở IBM (hay bất cứ một công ty nào khác)”, cuốn sách hướng dẫn sẽ nhắc nhở “chúng tôi sẽ luôn theo dõi bạn. Nếu chúng tôi nhận ra rằng bạn làm cho chương trình của chúng tôi giống như một chương trình chỉ tạo ra những kẻ kiêu ngạo thì chúng tôi sẽ quên đi việc chúng tôi đã từng biết bạn. Hãy là người có tham vọng. Hãy là một người lãnh đạo. Nhưng đừng khinh thường người khác trên con đường chinh phục tham vọng của mình”.
Harper nói thêm: “Đừng tốn nhiều thời gian để tâng bốc mình lên”. Tôi luôn luôn nói với mọi người rằng họ không phải lo về việc đạt được sự công nhận của người khác về công lao của mình cho những thành tích tốt.
Cô nói “Nếu họ có những hành động táo bạo và phát triển được những mối quan hệ tốt đẹp thì họ sẽ có nhiều cơ hội để phát triển và thành công. Đừng tốn công sức để lo nghĩ xem liệu những gì mà bạn làm có được người khác chú ý hay không. Tự nó sẽ đến”.
Ít tham vọng đi, khiêm tốn hơn, đó là một điều gì đó để suy nghĩ trong một kỷ nguyên với những cuộc chiến khốc liệt và những phần thưởng hậu hĩnh dành cho người tài.
Vietnamnet (theo Bản quyền @Harvard Business School Publishing)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét